Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Olympic PyeongChang: Nồng ấm tình hữu nghị quốc tế, nồng ấm quan hệ liên Triền
Thứ ba: 15:43 ngày 27/02/2018

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Sau 17 ngày diễn ra sôi động, Olympic mùa Đông PyeongChang Hàn Quốc 2018 đã khép lại vào tối 25/2. Ngoài ấn tượng khó quên trong các cuộc thi đấu “không khoan nhượng” nhưng nồng ấm tình hữu nghị của các VĐV, sự kiện thể thao này còn mở ra hy vọng về nền hòa hình trên bán đảo Triều Tiên sẽ ngày càng được cải thiện.

Lễ bế mạc Olympic PyeongChang. Nguồn: olympic.org

Sau 17 ngày diễn ra sôi động, Olympic mùa Đông PyeongChang Hàn Quốc 2018 đã khép lại vào tối 25/2. Ngoài ấn tượng khó quên trong các cuộc thi đấu “không khoan nhượng” nhưng nồng ấm tình hữu nghị của các VĐV, sự kiện thể thao này còn mở ra hy vọng về nền hòa hình trên bán đảo Triều Tiên sẽ ngày càng được cải thiện.

Olympic PyeongChang 2018 là một kỳ thế vận hội đặc biệt, với Hàn Quốc và Triều Tiên lại càng đặc biệt.

Hội tụ ở PyeongChang là 2.920 vận động viên (VĐV) của 92 đoàn thể thao các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới cùng chinh phục 102 Huy chương Vàng của 15 bộ môn thi đấu. Đây là con số kỷ lục của một kỳ thế vận hội mùa đông tính đến thời điểm này.

Đoàn thể thao Triều Tiên đã được Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) đặc cách cho 46 VĐV đến Hàn Quốc tham dự. Đoàn thể thao Nga, dù không được thi đấu dưới màu cờ Liên bang Nga cũng đã được thỏa nguyện với tên gọi “Đoàn VĐV đến từ Nga - Olympic Athlete From Russia”.

Các VĐV tại lễ bế mạc. Nguồn: olympic.org

Một trong những hình ảnh ấn tượng tại lễ khai mạc là Tổng thống Hàn Quốc cùng Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Hội đồng nhân dân Tối cao Triều Tiên Kim Yong-nam và em gái nhà lãnh đạo Triều Tiên, bà Kim Yo-jong xuất hiện trên lễ đài vẫy chào các VĐV.

Trong cuộc diễu hành tại lễ khai mạc, hai đoàn thể thao của Hàn Quốc và Triều Tiên diễu hành chung với tên gọi “Korea” dưới lá cờ in hình bán đảo Triều Tiên thống nhất và bài dân ca Ariang thay quốc ca hai nước.

Còn trong lễ bế mạc vào tối 25/2, đoàn đại biểu Triều Tiên do Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên Kim Yong-chul dẫn đầu tới dự.

Đoàn VĐV Triều Tiên-Hàn Quốc tại lễ bế mạc. Nguồn: olympic.org

Cũng trong lễ bế mạc, các VĐV Triều Tiên, Hàn Quốc và toàn bộ VĐV tham dự Thế vận hội mùa Đông 2018 cùng tiến vào lễ đài. Họ cùng với các tình nguyện viên và khán giả trên sân vận động hòa chung bài ca chia tay Thế vận hội PyeongChang.

Buổi lễ bế mạc bắt đầu vào lúc 20h00 (giờ địa phương, tức 18h theo giờ Việt Nam) gồm 4 màn trình diễn đề cao tinh thần thi đấu và tầm nhìn tương lai với thông điệp hòa bình. Nước chủ nhà Hàn Quốc đã mang đến cho khán giả những màn trình diễn mãn nhãn, đầy màu sắc kết hợp giữa những hình ảnh văn hóa Hàn Quốc truyền thống và hiện đại cùng hình ảnh Hàn Quốc trong tương lai trên nền nhạc từ những tác phẩm K-pop của các ban nhạc trẻ nổi tiếng.

Hình lá cờ Olympic dưới ánh sáng pháo hoa. Nguồn: olympic.org

Bên cạnh đó, khán giả cũng rất phấn khích trước màn trình diễn hé lộ những hình ảnh liên quan tới Olympic mùa Đông 2022 sẽ diễn ra tại Bắc Kinh, Trung Quốc.

Olympic PyeongChang đã khép lại nhưng với Triều Tiên và Hàn Quốc, kỳ đại hội thể thao này đã mở ra những cơ hội cải thiện quan hệ hai nước.

Nối tiếp Thế vận hội mùa Đông, Đại hội Thể thao mùa Đông dành cho người khuyết tật (Paralympic) cũng sẽ được tổ chức tại PyeongChang từ 9-18/3.

Chuẩn bị cho sự kiện này, ngày 27/2 tới, Triều Tiên và Hàn Quốc sẽ tổ chức cuộc họp cấp chuyên viên bàn cụ thể việc VĐV Triều Tiên tham dự kỳ Paralympic này. Trước đó, hai bên đã thống nhất việc Triều Tiên gửi 150 người gồm VĐV, cổ động viên, phóng viên và đoàn nghệ thuật tới Paralympic lần này.

Đại diện nước chủ nhà Olympic mùa Đông 2022-Thị trưởng Bắc Kinh Chen Jining nhận cờ đang cai. Nguồn: olympic.,org

Bên cạnh đó, truyền thông Hàn Quốc còn cho hay ngày 20/2, Ủy viên Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) của Triều Tiên Chang Ung ca ngợi Olympic PyeongChang là một kỳ Thế vận hội đầy ý nghĩa, khi đã hòa hợp được toàn bộ người dân hai miền Triều Tiên.

Ông Chang Ung còn cho biết việc Triều Tiên và Hàn Quốc sẽ đồng đăng cai Đại hội Thể thao mùa Đông châu Á lần thứ XIX vào năm 2021 là có thể thực hiện được.

Cũng liên quan đến Olympic PyeongChang, sau khi nghe báo cáo về kết quả chuyến thăm Hàn Quốc 3 ngày của đoàn đại biểu Triều Tiên (từ 9-12/2), nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un khẳng định cần phải tiếp tục xây dựng một bầu không khí hòa giải và đối thoại giữa hai miền một cách thực chất.

Tạm biệt PyeongChang.

Olympic PyeongChang là kỳ thế vận hội mang đậm dấu ấn của hòa bình và hữu nghị, điều mà không chỉ nhân dân hai nước Triều Tiên, Hàn Quốc mong mỏi mà còn là mong muốn chung của nhân dân thế giới về nền hòa bình bền vững.

Nguồn chinhphu

Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục