Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Ông Phạm Minh Chính: Cấp hàm tướng cho GĐ công an đừng làm tăng tướng
Thứ năm: 22:19 ngày 07/06/2018

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Việc cấp bậc hàm thiếu tướng đối với giám đốc công an tỉnh theo hướng chọn địa bàn trọng điểm về an ninh trật tự nhưng phải có tiêu chí, tránh tăng số lượng tướng so với luật cũ quy định.

Thảo luận tại tổ về dự luật CAND (sửa đổi) chiều nay, Trưởng Ban Tổ chức TƯ Phạm Minh Chính cho rằng cơ quan soạn thảo cần đánh giá tác động khi bố trí lực lượng chính quy về 11.162 xã.

Theo quy định từ 2021-2025, công chức xã đã đông, bán chuyên trách cũng đông, trong khi  đang tinh giản biên chế, vì vậy ông lưu ý việc này làm thận trọng, thí điểm những nơi có tình hình phức tạp về an ninh trật tự, sau đó tổng kết mở rộng, không nên nóng vội.

Trưởng Ban Tổ chức TƯ Phạm Minh Chính.

Trưởng Ban Tổ chức TƯ đề nghị nên bố trí đồn công an trên cơ sở là lực lượng vũ trang khi cần ta đưa xuống, không cần rút đi. Như vậy rất cơ động, đúng với tinh thần vũ trang.

Về việc cấp bậc hàm thiếu tướng đối với giám đốc công an tỉnh, ông tán thành theo hướng chọn địa bàn trọng điểm về an ninh trật tự nhưng phải có tiêu chí.

“Tránh việc số lượng tướng tăng lên so với luật cũ quy định. Tôi nghĩ phải khống chế trong tổng số. Tức là có 2 khống chế, 1 là tiêu chí, 2 là tổng số cấp tướng mà lực lượng Công an được phong”, ông nhấn mạnh.

Giải thích thêm tại sao giám đốc công an tỉnh phải có hàm thiếu tướng so với luật trước, Trưởng Ban Tổ chức TƯ bày tỏ tán thành dự thảo và giải trình.

Theo ông, đối với quân đội ở dưới còn có quân khu, quân đoàn. Còn công an lực lượng 1 tỉnh, 1 địa phương rất đông, tính chất phức tạp hơn nhiều, đặc biệt các địa bàn biên giới, vùng sâu, vùng xa.

“Khác nhau là như vậy nên việc bố trí và phong hàm thiếu tướng đối với giám đốc công an tỉnh mà không phong với chỉ huy quân sự cũng có lý của nó. Công an quân đông hơn, tình hình phức tạp hơn lại không có cấp trung gian là cấp quân khu như Quân đội”, ông Chính phân tích.

Theo ông, khi các ĐBQH có ý kiến tán thành hướng này thì phải sửa lại một số chủ trương.

Cục đặc biệt có bao nhiêu trung tướng?

Về quy định cục đặc biệt, theo ông Phạm Minh Chính, phải có tiêu chí đặc biệt: “Trước đây công an có các tổng cục, giờ nguyên tắc bỏ trung gian, giải tán tổng cục mà có các cục đặc biệt vừa có tính phổ biến, vừa có tính đặc thù”.

Trưởng Ban Tổ chức TƯ cho rằng, cục đặc biệt là như thế nào dự thảo luật phải có định hướng, còn những quy định cụ thể do Chính phủ quy định.

Ông gợi ý như Cục Chống tội phạm ma tuý chẳng hạn hay Cục Chống tội phạm có tính chất đặc thù như liên quan kinh tế, tham nhũng nên có hướng như thế nào.

“Cục đặc biệt có thể lên đến trung tướng nhưng cân đối thế nào đó để cấp trung gian thì số trung tướng này là bao nhiêu. Bây giờ ta phong hàm trung tướng cho cục đặc biệt này là bao nhiêu cho hợp tình hình thực tế”, Trưởng Ban Tổ chức TƯ nói.

Ông cũng đề nghị phân tích thêm tác động như thế nào nếu Thủ tướng bổ nhiệm, Bộ trưởng Công an bổ nhiệm các chức danh trong cục đặc biệt này.

Nguồn vietnamnet

Tin cùng chuyên mục