Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Phát động phong trào thi đua thực hiện Đề án cơ cấu lại ngành Nông nghiệp
Thứ hai: 21:33 ngày 16/08/2021

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTNO) - Mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành kế hoạch phát động phong trào thi đua thực hiện Đề án cơ cấu lại ngành Nông nghiệp tỉnh Tây Ninh theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2021-2025.

Thuỷ lợi là một trong những lĩnh vực được quan tâm đầu tư ở Tây Ninh.

Mục đích của phong trào thi đua là phát huy những kết quả đạt được trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh thời gian qua; tiếp tục thực hiện có hiệu quả Quyết định số 382/QĐ- UBND ngày 20.2.2017 của UBND tỉnh phê duyệt Đề án cơ cấu lại nông nghiệp tỉnh Tây Ninh theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, nông thôn phát triển và nông dân giàu mạnh; nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn; đẩy mạnh phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ gắn với phát triển công nghiệp chế biến nông sản, thích ứng biến đổi khí hậu và kết nối bền vững với chuỗi giá trị, nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh của các ngành hàng nông nghiệp nói riêng và toàn ngành nông nghiệp Tây Ninh nói chung, qua đó góp phần chung sức xây dựng nông thôn mới tại địa phương giai đoạn 2021-2025.

Trong quá trình thực hiện phong trào thi đua, trên địa bàn tỉnh sẽ đẩy mạnh tuyên truyền, triển khai hiệu quả các chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp như: Triển khai thực hiện chính sách về đất đai nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, khuyến khích và tạo điều kiện tập trung, tích tụ đất nông nghiệp, sử dụng linh hoạt đất nông nghiệp.

Tuyên truyền sâu, rộng, triển khai thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, tạo điều kiện nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn và ứng dụng khoa học công nghệ của người dân, doanh nghiệp. Thường xuyên rà soát, đánh giá hiệu quả các chính sách về nông nghiệp, nông thôn để kịp thời điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với thực trạng và xu hướng phát triển nông nghiệp của địa phương tại từng thời điểm.

Việc thi đua sẽ góp phần nâng cao trình độ nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp, như: Tăng cường thực hiện các đề tài, đề án, dự án khoa học công nghệ lĩnh vực nông nghiệp; ưu tiên thực hiện trên các cây trồng, vật nuôi chủ lực được khuyến khích phát triển, nhất là về giống cây trồng, vật nuôi có năng suất và chất lượng cao, phù hợp điều kiện tự nhiên và khí hậu ở địa phương, kháng sâu bệnh.

Tạo điều kiện phát triển mạnh các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường, phù hợp với điều kiện sản xuất của nông dân, nhất là các hình thức sản xuất nông nghiệp đạt tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm, hướng tới đáp ứng yêu cầu xuất khẩu (VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ). Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số 4.0 và hệ thống phần mềm truy xuất nguồn gốc vào sản xuất nông nghiệp.

Việc thực hiện phong trào thi đua cũng nâng cao hiệu quả hoạt động của các hình thức tổ chức sản xuất như: Tiếp tục đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp, hiệu quả; chú trọng phát triển các hình thức hợp tác, liên kết đa dạng giữa hộ gia đình, tổ hợp tác, hợp tác xã với doanh nghiệp.

Từ phong trào thi đua, kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn sẽ được đầu tư phát triển hơn; các địa phương sẽ thực hiện hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, xây dựng đồng bộ hạ tầng nông thôn, phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp theo định hướng phù hợp quy hoạch, gắn với cơ cấu lại nông nghiệp.

Tập trung hoàn thành các đề án, dự án trọng điểm, dự án kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm giai đoạn 2021-2025, nhất là dự án tưới tiêu khu vực phía Tây sông Vàm Cỏ Đông giai đoạn 2 (kiên cố hoá kênh chính, kênh cấp I, II, III); thực hiện nâng cấp hạ tầng thuỷ lợi kết hợp giao thông nội đồng phục vụ chuyển đổi cây trồng theo định hướng cơ cấu lại nông nghiệp.

Phong trào thi đua sẽ thúc đẩy phát triển cơ giới hoá nông nghiệp và công nghiệp chế biến nông sản, đẩy mạnh áp dụng cơ giới hoá đồng bộ ở tất cả các khâu sản xuất, bảo quản, chế biến nông sản, phù hợp với từng loại cây trồng, vật nuôi.

Tỉnh khuyến khích các nhà máy chế biến- nhất là chế biến mía, mì, cao su cơ cấu lại theo hướng chuyên sâu, ứng dụng và chuyển đổi thiết bị, công nghệ chế biến, dây chuyền sản xuất hiện đại, tiên tiến, hướng đến đa dạng các loại sản phẩm, đáp ứng tiêu chuẩn thị trường xuất khẩu. Tỉnh đặc biệt quan tâm thu hút doanh nghiệp đầu tư nhà máy, kho xưởng phục vụ ngành chế biến và bảo quản rau, quả; nhà máy giết mổ gia súc, chế biến thịt; nhà máy chế biến sữa; nhà máy chế biến thuỷ sản và chế biến gỗ.

Song song đó, triển khai đồng bộ và quyết liệt các giải pháp bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm như phát triển các vùng trồng trọt và chăn nuôi an toàn dịch bệnh, an toàn sinh học, nhất là ở các vùng sản xuất hàng hoá trọng điểm, vùng sản xuất nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến; tăng cường hệ thống kiểm soát dịch bệnh, hạn chế sự lây lan dịch bệnh giữa các địa phương…

Đẩy nhanh việc xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông sản chủ lực cấp tỉnh và đặc sản địa phương gắn với chỉ dẫn địa lý, nông sản chất lượng cao, bảo đảm an toàn thực phẩm, thân thiện với môi trường.

An Khang

data:
Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục