Theo dõi Báo Tây Ninh trên
Vật thể kỳ dị và có kích thước gấp 100.000 lần Mặt Trời này đã được sinh ra như thế nào vẫn là một ẩn số lớn. Do đó, nó được ca ngợi như kho báu vũ trụ.
Theo Science Alert, đó là một "lỗ đen khối lượng trung gian". Trong khi các lỗ đen siêu khối là trung tâm của một thiên hà; các lỗ đen cỡ nhỏ là kết quả của những ngôi sao khổng lồ bị sụp đổ, thì lỗ đen khối lượng trung gian gây bối rối vì không có điều gì có thể lý giải chúng là gì và sinh ra từ đâu.
Thiên hà Andromeda (Tiên Nữ), nơi ẩn chứa "kho báu vũ trụ" - Ảnh: ESA
Chúng cũng hết sức hiếm gặp trong vũ trụ. Thế nhưng trong một cụm sao trong thiên hà Andromera, các nhà thiên văn đã nghiên cứu sự thay đổi ánh sáng các ngôi sao và xác định một lỗ đen có khối lượng gần 100.000 lần Mặt Trời, tức dạng lỗ đen có khối lượng trung gian.
Theo nhà nghiên cứu Anil Seth từ Đại học Utah, khám phá về lỗ đen này có thể giúp lấp đầy một khoảng trống lớn, một liên kết bị mất tích trong thế giới thiên văn.
Con quái vật nhỏ bí ẩn này nằm trong một cụm sao cầu mang tên B023-G078, là tàn tích của một thiên hà cổ xưa bị Andromeda nuốt mất.
Chính điều này dẫn các nhà nghiên cứu đến một lối đi: có vẻ lỗ đen không lớn cũng không nhỏ này là trung tâm của thiên hà lùn nhỏ bé từng bị Andromeda nuốt mất. Nếu như Milky Way của chúng ta, một thiên hà tầm cỡ "quái vật", cũng có lỗ đen "quái vật" tương đương (gấp 4 triệu lần Mặt Trời) thì các thiên hà lùn nhỏ hơn nhiều cũng cần lỗ đen trung tâm tương xứng.
Nghiên cứu vừa công bố trên The Astrophysical Journal.
Nguồn NLDO