Theo dõi Báo Tây Ninh trên
Hệ Mặt trời 2.0 - Trappist-1 đang là hy vọng lớn nhất để tìm kiếm người ngoài hành tinh. Nhưng có vẻ như hy vọng đó đang tắt dần.
Tháng 2/2017, NASA đã đưa ra một công bố làm nức lòng giới săn tìm sự sống ngoài Trái đất. Đó là hệ sao hành tinh Trappist-1, với mệnh danh là "Hệ mặt trời 2.0" khi có chứa ít nhất là 3 hành tinh mang tiềm năng duy trì sự sống.
Hệ Mặt trời 2.0 gồm 7 hành tinh, ít nhất 3 có tiềm năm duy trì sự sống.
Tuy nhiên mới đây, một nghiên cứu đang cho thấy hy vọng kiếm tìm người ngoài hành tinh đang tắt dần, ít nhất là trên hệ Trappist-1. Đó là ngôi sao chủ Trappist-1 có thể phát ra những đợt sóng nhiệt cực mạnh, tương đương với sự kiện bão Mặt trời từng xảy ra với Trái đất vào năm 1859.
Và vì những hành tinh trong hệ Trappist-1 có khoảng cách quá gần sao chủ, ảnh hưởng của những đợt sóng này sẽ là vô cùng lớn.
Cụ thể, các chuyên gia từ Đài quan sát Konkoly (Budapest, Thổ Nhĩ Kỳ) đã phân tích các dữ liệu từ tàu Kepler.
Trong vòng 80 ngày ở gần Trappist-1, Kepler đã ghi nhận được 42 đợt bão lửa. Với mức năng lượng này, Trappist-1 thậm chí không được xếp hạng vào loại "sao lùn đỏ" (red dwarf) nữa, mà phải vào M-dwarf - những ngôi sao lùn có mức năng lượng lớn hơn.
Ngôi sao lùn Trappist-1 phát ra những đợt sóng năng lượng cực lớn (Ảnh minh họa).
Theo các chuyên gia, những cơn bão này "lớn hơn từ 100 - 10.000 lần những cơn bão từ mạnh nhất trên Trái đất. Và khi những hành tinh tại đây ở quá gần, đó là một tin rất xấu đối với sự phát triển của sự sống.
"Số liệu chỉ ra rằng bầu khí quyển tại hệ Trappist-1 không thể ở trạng thái ổn định được, và đó là điều bất lợi cho bất kỳ sự sống nào ở đây." - các chuyên gia tại Konkoly cho biết.
Hãy nhớ đến sao Hỏa - hành tinh đã bị Mặt trời tước mất sự sống.
Nếu như các hành tinh ở đây có được một lá chắn từ trường mạnh hơn Trái đất nhiều lần, khả năng tồn tại sự sống vẫn sẽ có. Nhưng sự thật thì khả năng này được đánh giá là không thực tế.
Tuy vậy, nhiều ý kiến cho rằng hy vọng về sự sống trên Trappist-1 chưa tắt. "Bầu khí quyển thay đổi như vậy không có nghĩa đó là những hành tinh chết" - Jack T. O’Malley-James, một nhà nghiên cứu thuộc ĐH Cornell cho biết. "Có thể sự sống giống như trên Trái đất không tồn tại ở đó, nhưng các dạng sống khác có thể thì sao?"
Nếu có một từ trường mạnh hơn Trái đất, sự sống vẫn có thể tồn tại.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Astrophysical.
Nguồn Trí thức trẻ