Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Phát hiện sớm, can thiệp sớm khuyết tật trẻ em
Thứ tư: 14:16 ngày 03/04/2019

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTNO) - Ngày 2.4, Sở Y tế Tây Ninh phối hợp với Trung tâm Phát triển Sức khỏe bền vững (Tổ chức VietHealth) tổ chức Hội thảo xây dựng quy trình thực hiện hoạt động phát hiện sớm, can thiệp sớm khuyết tật trẻ em.

Tham dự hội thảo có ông Trần Văn Sỹ- Phó Giám đốc Sở Y tế, ông Lê Quang Dương- Giám đốc Tổ chức VietHealth, đại diện Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID), các sở, ngành tỉnh, Trung tâm Y tế các huyện/thành phố và cán bộ nguồn của Dự án.

Quang cảnh hội thảo.

Tại hội thảo, đại biểu đã được giới thiệu về quy trình phát hiện sớm, can thiệp sớm khuyết tật trẻ em và các dịch vụ can thiệp của dự án; quy trình can thiệp phục hồi chức năng; hành trình tiến tới giảm phụ thuộc và viện trợ nước ngoài của Việt Nam; thảo luận về việc thực hiện các bước trong quy trình phát hiện sớm, can thiệp sớm của từng huyện.

Nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho trẻ em khuyết tật từ 0 - 6 tuổi và gia đình, từ tháng 6.2016, với sự tài trợ của USAID, Tổ chức VietHealth đã phối hợp với các sở, ban ngành của tỉnh Tây Ninh triển khai Dự án “Tăng cường năng lực mạng lưới dịch vụ và trị liệu cho trẻ em khuyết tật” (Dự án DISTINCT) trên địa bàn thành phố và 8 huyện của toàn tỉnh.

Kết quả có 89.413 trẻ được sàng lọc, trong đó 4.549 trẻ phát hiện có dấu hiệu nghi ngờ khuyết tật, 1.952 trẻ xác định khuyết tật cần can thiệp tại các cơ sở y tế do chuyên gia phục hồi chức năng của Dự án và cán bộ y tế được đào tạo thực hiện; tại cộng đồng do phụ huynh trẻ khuyết tật thực hiện (theo chỉ định, hướng dẫn và hỗ trợ kỹ thuật của Dự án); hoặc được hướng dẫn và hỗ trợ chuyển tuyến, hỗ trợ dụng cụ phục hồi chức năng (ghế bại não, bàn tập đứng, khung tập đi,...).

Khám, sàng lọc sức khoẻ cho trẻ tại cộng đồng- Ảnh minh hoạ

Theo Kế hoạch của tỉnh Tây Ninh, đến cuối năm 2019, 100% Trạm Y tế xã có phân công cán bộ y tế phụ trách công tác phục hồi chức năng; 100% Trung tâm Y tế huyện, thành phố có Tổ phục hồi chức năng, trong đó có bác sĩ (hoặc y sĩ), kỹ thuật viên được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về chuyên ngành phục hồi chức năng; 75% Bệnh viện tuyến tỉnh thành lập khoa phục hồi chức năng; 100% các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có hoạt động tuyên truyền về phòng ngừa khuyết tật, về phục hồi chức năng và phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.

Tổ chức hội thảo về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của phục hồi chức năng và phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng cho các cấp lãnh đạo, tổ chức đoàn thể, góp phần nâng cao nhận thức trong chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật. 100% các huyện, thành phố triển khai và duy trì chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng tại xã, phường, thị trấn; 75% số trẻ khuyết tật dưới 6 tuổi được phát hiện sớm tật bẩm sinh, rối loạn phát triển và được can thiệp sớm các dạng khuyết tật...

Thùy Anh

Tin cùng chuyên mục
Ý kiến bạn đọc
Báo Tây Ninh