Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Phát ngôn bất ngờ của tổng giám đốc WHO
Thứ năm: 09:27 ngày 18/08/2022

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Ông Tedros đặt câu hỏi đầy nhức nhối rằng tại sao tình hình tại vùng Tigray, Ethiopia không được chú ý như cuộc xung đột Ukraine, và nhận định "có thể lý do là màu da".

Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus cho rằng phân biệt chủng tộc đứng sau sự thiếu quan tâm của quốc tế với số phận của những dân thường tại vùng Tigray bị chiến tranh tàn phá của Ethiopia, theo AFP.

Gọi đây là "cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ nhất trên thế giới", với 6 triệu người không thể tiếp cận các dịch vụ cơ bản, ông Tedros đặt câu hỏi trong lời kêu gọi đầy xúc động rằng tại sao tình hình tại vùng Tigray không được chú ý như cuộc xung đột Ukraine.

"Có thể lý do là màu da", ông Tedros - người đến từ Tigray - nói trong một cuộc họp báo trực tuyến hôm 17/8.

Vào tháng 4 vừa qua, tại một cuộc họp, người đứng đầu WHO cũng đã đặt câu hỏi liệu "cuộc sống của người da đen và người da trắng" trong các trường hợp khẩn cấp trên toàn thế giới có được quan tâm như nhau hay không.

Một phụ nữ xếp hàng nhận cứu trợ thực thậm ở thị trấn Shire, vùng Tigray năm 2021. Ảnh: Reuters.

Giám đốc phụ trách các vấn đề khẩn cấp của WHO, Mike Ryan, cũng bày tỏ lo ngại về sự thiếu quan tâm rõ ràng đối với vấn đề hạn hán và nạn đói ở vùng Sừng châu Phi, cũng như cuộc khủng hoảng y tế đang xảy ra.

"Dường như không ai quan tâm đến những gì đang xảy ra ở vùng Sừng châu Phi", ông Ryan nói trong cuộc họp báo trực tuyến hôm 17/8.

WHO đã kêu gọi 123,7 triệu USD để giải quyết các vấn đề sức khỏe do suy dinh dưỡng ngày càng tăng trong khu vực, nơi có khoảng 200 triệu người sống và hàng triệu người đang bị đói ăn hàng ngày.

Xung đột tại Tigray nổ ra từ tháng 11/2020 giữa quân đội Ethiopia và Mặt trận Giải phóng Nhân dân Tigray (TPLF). TPLF là tổ chức nắm quyền kiểm soát khu vực trên trong hơn ba thập kỷ, cho đến khi Thủ tướng Abiy Ahmed lên nắm quyền vào năm 2018.

Xung đột nổ ra do ông Ahmed có đường lối trái ngược, dẫn đến mâu thuẫn sắc tộc sâu sắc. Bên cạnh đó, quân đội Ethiopia cũng nhận được sự hậu thuẫn từ nước láng giềng Eritrea.

Cùng với giao tranh, hàng loạt vụ tàn sát cũng đã xảy ra tại Tigray. Theo một báo cáo công bố đầu năm nay từ cơ quan y tế địa phương, gần 1.500 người đã chết vì suy dinh dưỡng ở Tigray trong tháng 7-10/2021, bao gồm 350 trẻ em. Tổng cộng hơn 5.000 cái chết liên quan tới đói ăn và bệnh tật trong giai đoạn này.

Công bố từ tổ chức độc lập Ethiopia Insight cho thấy 5.421 được xác nhận tử vong ở Tigray vào tháng 7-10/2021.

Nguồn Zing

Tin cùng chuyên mục