Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Phát triển kinh tế số: Cần có giải pháp đột phá
Thứ sáu: 00:11 ngày 01/09/2023

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTN) - Ngày 30.8, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức hội nghị trực tuyến lần thứ 2 của Uỷ ban quốc gia về chuyển đổi số chủ đề “Giải pháp đột phá để phát triển kinh tế số, ngành lĩnh vực”.

Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Đỗ Thành Trung chứng kiến lễ ký kết hợp tác giữa 
Cục Phát triển doanh nghiệp và Vụ Kinh tế số và Xã hội số về hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số, phát triển kinh tế số.

Phiên họp được kết nối trực tuyến tới 63 điểm cầu các địa phương trong cả nước. Ông Nguyễn Mạnh Hùng- Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Phó Chủ tịch UBQG chuyển đổi số chủ trì hội nghị.

Tại điểm cầu Tây Ninh, tham dự có ông Nguyễn Tấn Đức- Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, cùng đại diện các sở, ngành.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng- Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Phó Chủ tịch UBQG cho biết, kinh tế số là một trong ba trụ cột của chuyển đổi số, là công cụ giúp bình ổn và tăng trưởng nhanh và bền vững, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế theo tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Để đạt mục tiêu kinh tế số chiếm tối thiểu 20% vào năm 2025 như Chiến lược quốc gia về phát triển kinh tế số, xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đề ra, ước tính kinh tế số phải tăng trưởng gấp 3-4 lần tăng trưởng GDP, tức là khoảng 20% - 25%/năm. Đây là một nhiệm vụ khó khăn, thách thức, cần có giải pháp đột phá mới có thể đạt được.

Theo cách xác định tại Quyết định số 411 của TTCP ngày 31.3.2022 về Chiến lược phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, kinh tế số được chia làm 3 nội dung: Kinh tế số ICT là công nghiệp công nghệ thông tin và dịch vụ viễn thông; kinh tế số nền tảng là hoạt động kinh tế của các nền tảng số, các hệ thống trực tuyến kết nối giữa cung và cầu và các dịch vụ trực tuyến trên mạng; kinh tế số ngành là hoạt động kinh tế số trong các ngành, lĩnh vực.

Trong hoạt động kinh tế số ICT, hoạt động sản xuất phần cứng, thiết bị điện tử, quang học đang có đóng góp nhiều nhất hiện nay với 58,58% tổng giá trị kinh tế số ICT, viễn thông là hoạt động thứ 2 ghi nhận mức đóng góp cao trong kinh tế số ICT, tiếp đến là hoạt động bán buôn máy vi tính, thiết bị ngoại vi và phần mềm.

Trong hoạt động kinh tế số của các ngành, lĩnh vực kinh tế khác, nhóm 5 các hoạt động kinh tế số ngành, lĩnh vực nhiều nhất là: hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ; y tế và hoạt động trợ giúp xã hội; hoạt động của Đảng Cộng sản, tổ chức chính trị - xã hội, quản lý Nhà nước, an ninh quốc phòng, bảo đảm xã hội bắt buộc; giáo dục và đào tạo và bán buôn, bán lẻ.

Để đạt mục tiêu kinh tế số chiếm tối thiểu 20% vào năm 2025 như Chiến lược quốc gia về phát triển kinh tế số, xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đề ra, ước tính kinh tế số phải tăng trưởng gấp 3-4 lần tăng trưởng GDP, tức là khoảng 20% - 25%/năm. Đây là một nhiệm vụ khó khăn, thách thức, cần có giải pháp đột phá mới có thể đạt được.

Theo đó, Bộ Thông tin và Truyền thông xác định 5 nhóm kinh tế số ngành, lĩnh vực quan trọng nhất cần tập trung là: công nghiệp chế biến, chế tạo; du lịch; nông nghiệp; logistics và dệt may. Và còn nhiều các ngành, lĩnh vực hẹp có thể khai thác, tận dụng để phát triển kinh tế số, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay.

Hiện nay, Bộ Thông tin và Truyền thông đang nỗ lực xây dựng và triển khai công cụ giám sát thực hiện Chiến lược, giai đoạn 1 thử nghiệm cho các địa phương dựa trên số liệu báo cáo. Do đó, đề nghị các địa phương cung cấp số liệu sạch, đủ và chính xác qua cổng https://csdl.ddes.mic.gov.vn.

Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị các Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính tổ chức đào tạo, hướng dẫn chuyển đổi số cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, sử dụng bộ công cụ đánh giá mức độ chuyển đổi số do Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp xây dựng và ban hành, bảo đảm đến hết năm 2023, trên 90% doanh nghiệp nhỏ và vừa được tiếp cận, dùng thử các nền tảng chuyển đổi số doanh nghiệp, trên 30% doanh nghiệp nhỏ và vừa thường xuyên sử dụng các nền tảng chuyển đổi số.

Mỗi vùng kinh tế trọng điểm hình thành ít nhất một trung tâm dữ liệu lớn vùng và một trung tâm chuyển đổi số vùng, tập trung các doanh nghiệp số, phát triển, thí điểm các giải pháp số, sản phẩm số, bồi dưỡng nguồn nhân lực số của vùng; giới thiệu và chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn tốt nhất về chuyển đổi số để tiếp tục lan toả đến các địa phương trong vùng.

Ngoài ra, Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị các địa phương thúc đẩy sử dụng các nền tảng số ngành, lĩnh vực, ưu tiên vào các ngành, lĩnh vực có tác động lớn tới GDP/GRDP như: nông nghiệp; bán buôn, bán lẻ; dệt may và các hoạt động hỗ trợ xuất khẩu; du lịch như: nền tảng truy xuất nguồn gốc nông sản, nền tảng dữ liệu số nông nghiệp, nền tảng thương mại điện tử nông sản, nền tảng quản trị ngành dệt may, nền tảng cửa khẩu số, nền tảng cảng biển số; nền tảng quản trị và kinh doanh du lịch… để triển khai trên diện rộng.

Nhi Trần

Tin cùng chuyên mục