Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Phát triển nông nghiệp bền vững, tăng khả năng cạnh tranh
Chủ nhật: 11:25 ngày 14/03/2021

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTNO) - Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025. Theo đó, mục tiêu chung của kế hoạch là tiếp tục thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh nông sản; bảo vệ môi trường, sinh thái; nâng cao thu nhập cho người dân ở khu vực nông thôn; đảm bảo an ninh lương thực và an ninh quốc phòng.

Mô hình Aquaponis của HTX rau Long Mỹ tại phường Long Thành Bắc, thị xã Hòa Thành.

Đẩy mạnh phát triển nền nông nghiệp hiện đại, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, gắn với phát triển công nghiệp chế biến nông sản, thích ứng với biến đổi khí hậu và kết nối bền vững với chuỗi giá trị nông sản toàn cầu.

Mục tiêu cụ thể đến năm 2025, tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng ngành nông nghiệp đạt bình quân từ 2,5 đến 3%/năm. Tốc độ tăng năng suất lao động nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt bình quân từ 7 đến 8%/năm. Tỷ lệ giá trị sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản (nông sản) được sản xuất dưới các hình thức hợp tác và liên kết đạt hơn 30%; tỷ lệ giá trị sản phẩm nông nghiệp được sản xuất theo các quy trình sản xuất tốt hoặc tương đương đạt hơn 25%...

Đồng thời, phấn đấu đến năm 2025 tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội giảm 25%; tỷ lệ lao động nông nghiệp qua đào tạo đạt trên 55%; trên 80% hợp tác xã nông nghiệp hoạt động hiệu quả; thu nhập của cư dân nông thôn tăng ít nhất 1,5 lần so với năm 2020.

Mô hình trồng táo Thái theo tiêu chuẩn VietGAP của nông dân xã Bàu Năng, huyện Dương Minh Châu.

Để đạt được các mục tiêu đề ra, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các địa phương căn cứ lợi thế, điều kiện cụ thể và nhu cầu thị trường, có cơ chế, chính sách và ưu tiên nguồn lực đầu tư phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực cấp tỉnh. Đẩy mạnh sản xuất theo các quy trình sản xuất tốt và tương đương, đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường; tăng cường chế biến để đa dạng hóa sản phẩm, phát triển các sản phẩm có chỉ dẫn địa lý, truy xuất nguồn gốc rõ ràng. Hoàn thiện sản phẩm theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, bao bì, nhãn mác gắn với truy xuất nguồn gốc, thương hiệu địa phương và nhãn hiệu hàng hóa…

Vũ Nguyệt

Tin cùng chuyên mục