Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Phó chủ tịch nước thay Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trình Quốc hội công ước 98
Thứ tư: 14:22 ngày 29/05/2019

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Phó chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh nhận sự ủy nhiệm của Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trình bày tờ trình của Chủ tịch nước về việc gia nhập Công ước 98 của Tổ chức Lao động quốc tế.

Phó chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh - Ảnh Ngọc Thắng

Sáng 29.5, tiếp tục kỳ họp 7, Quốc hội đã nghe tờ trình của Chủ tịch nước về việc gia nhập Công ước số 98 của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) về Áp dụng những nguyên tắc của quyền tổ chức và thương lượng tập thể.

Phó chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh được Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng ủy nhiệm trình bày tờ trình trước Quốc hội.

Phó chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh cho hay, trong bối cảnh nước ta đang hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng thông qua việc tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như CPTPP hay Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đang được tích cực chuẩn bị thì việc gia nhập Công ước số 98 và các công ước còn lại của ILO là hết sức cần thiết.

Theo bà Thịnh, Công ước 98 có 3 nội dung cơ bản: thứ nhất là bảo vệ người lao động và công đoàn trước các hành vi phân biệt đối xử chống công đoàn của người sử dụng lao động. Thứ 2, bảo vệ tổ chức của người lao động không bị can thiệp, thao túng bởi người sử dụng lao động. Thứ 3, những biện pháp thúc đẩy thương lượng tập thể, tự nguyện, thiện chí.

“Công ước xác lập nguyên tắc tự nguyện, thiện chí trong thương lượng tập thể, đồng thời quy định về trách nhiệm của nhà nước trong việc thúc đẩy thương lượng tập thể được thực hiện một cách tự nguyện, thiện chí”, bà Thịnh cho biết.

Cũng theo tờ trình do Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng ký, đối tượng hưởng lợi chủ yếu của Công ước số 98 là người lao động vì người lao động sẽ được hưởng lợi về tiền lương và điều kiện lao động tốt hơn thông qua thương lượng tập thể được thực hiện một cách thực chất, hiệu quả.

Người sử dụng lao động cũng hưởng lợi do thương lượng tập thể thực chất sẽ góp phần đưa ra những giải pháp ổn định và phát triển lực lượng lao động có chất lượng; tăng năng suất lao động; hạn chế, phòng ngừa tranh chấp lao động, đình công; xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định.

Bà Thịnh cho biết, việc áp dụng công ước đối với lực lượng vũ trang sẽ do pháp luật Việt Nam quy định. Đối với công chức, Việt Nam có quyền giữ nguyên các quy định liên quan mà không phải sửa đổi theo quy định của Công ước 98.

Tuy nhiên, bà Thịnh cũng cho biết, Việt Nam cần hoàn thiện pháp luật và có những biện pháp phù hợp, hiệu quả để đáp ứng yêu cùa của Công ước 98 về chống phân biệt đối xử, chống can thiệp thao túng đối với công đoàn và thúc đẩy thương lượng tập thể tự nguyện một cách hiệu quả thực chất.

Cụ thể, bà Thịnh cho biết, kết quả rà soát cho thấy, một số quy định của pháp luật Việt Nam chưa phù hợp với công ước, cụ thể là bộ luật Lao động năm 2012 và 2 nghị định của Chính phủ cần được sửa đổi bổ sung nếu Việt Nam gia nhập công ước này.

Từ đó, Chủ tịch nước đề nghị Chính phủ báo cáo, thuyết minh trước Quốc hội về nội dung cụ thể và những vấn đề liên quan đến việc gia nhập Công ước số 98.

Nguồn TNO

Tin cùng chuyên mục