Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Góc nhìn
Phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh: Cần giải pháp đồng bộ, quyết liệt hơn
Thứ tư: 00:04 ngày 24/11/2021

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTN) - Đối với chính quyền, đoàn thể các cấp: Các giải pháp đề ra đã tương đối đầy đủ, chỉ cần cấp lãnh đạo, các cá nhân ý thức, trách nhiệm vận hành một cách đồng bộ, sáng tạo sẽ mang lại hiệu quả; cán bộ cấp tỉnh, cấp huyện chú ý tăng cường hướng dẫn cơ sở thực hiện.

Theo dõi tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua, nhất là từ đầu tháng 11.2021 đến nay, người dân rất hoang mang, lo lắng vì số ca nhiễm cứ tiếp tục tăng. Trước đó, thời điểm Tây Ninh còn áp dụng Chỉ thị 15, 16 của Thủ tướng, bằng các biện pháp quyết liệt, mỗi ngày Tây Ninh chỉ có vài chục ca nhiễm, chủ yếu là trong khu cách ly, khu phong toả. Có những địa phương rất ít hoặc nhiều ngày không có ca nhiễm, như các huyện Gò Dầu, Bến Cầu. Kết thúc phong toả diện rộng, tỉnh đẩy mạnh chiến dịch tiêm chủng cho người từ 18 tuổi trở lên.

Cùng với các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được mở cửa trở lại, một bộ phận người dân có thái độ tự tin thái quá, dẫn đến chủ quan, chấp hành không tốt 5K, tụ tập ăn nhậu, cà phê, hát karaoke…

Chính việc con người đi lại, tiếp xúc làm các ca nhiễm gia tăng “chóng mặt”, phần lớn xuất hiện trong cộng đồng. Vậy biện pháp nào để kiểm soát dịch, trong phạm vi bài viết này, tôi xin có một số ý kiến sau:

Đối với chính quyền, đoàn thể các cấp: Các giải pháp đề ra đã tương đối đầy đủ, chỉ cần cấp lãnh đạo, các cá nhân ý thức, trách nhiệm vận hành một cách đồng bộ, sáng tạo sẽ mang lại hiệu quả; cán bộ cấp tỉnh, cấp huyện chú ý tăng cường hướng dẫn cơ sở thực hiện.

Sở dĩ có ý kiến này là vì, vừa qua, tôi tham gia sinh hoạt ở khu phố, khi đề nghị trưởng khu phố thông báo tình hình phòng, chống dịch ở địa bàn, số ca F0, F1… thì tôi nhận được câu trả lời là khu phố không nắm được, vì phường không thông báo.

Kể cả việc hướng dẫn quét mã QR để phòng, chống dịch trong các cơ sở kinh doanh, dịch vụ, khu phố cũng chưa biết làm thế nào. Như vậy, nơi thực hiện là cơ sở đã bị động, lúng túng. Đem vấn đề trên hỏi các hội, đoàn thể ở khu phố, thì cũng chỉ được trả lời chung chung, qua loa.

Đối với những vùng nguy cơ cao trở lên, các chợ, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ cần thường xuyên xét nghiệm diện rộng để phát hiện người nhiễm, sàng lọc, cách ly kịp thời. Xử lý nghiêm các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ vi phạm quy định phòng, chống dịch; xử phạt nặng các cá nhân không chấp hành quy định phải cách ly y tế, làm lây lan bệnh.

Đi đôi với đó là phải thường xuyên thông tin trên báo, đài nơi nào, người nào, tổ chức nào làm quyết liệt, làm tốt; nơi nào, người nào, tổ chức nào chưa tốt; công tác kiểm tra, xử phạt cơ sở, cá nhân vi phạm quy định phòng, chống dịch như thế nào để nhân dân biết.

Nâng cao chất lượng công tác thông tin, tuyên truyền bằng nhiều biện pháp; trong đó, chú trọng hướng dẫn chi bộ, trưởng ấp, khu phố, các chi hội đoàn thể ấp, khu phố, tổ dân cư tự quản tạo lập các nhóm zalo và thông suốt đến cấp xã, cấp huyện, lên đến cấp tỉnh. Việc áp dụng công nghệ thông tin trong công tác phòng, chống dịch là biện pháp cần thiết, hiệu quả. Một số địa phương đã làm, nhưng chưa phổ biến, chưa được chú ý đúng mức.

Đẩy mạnh tiêm chủng vaccine để góp phần phòng, chống dịch hiệu quả, bảo vệ sức khoẻ nhân dân.

Tóm lại, Nhà nước quản lý và người dân nâng cao ý thức tự giác là yếu tố quan trọng, góp phần phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh trong thời gian sớm nhất.

Nguyễn Nhiếm

Tin cùng chuyên mục