Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Politico: Việt Nam đứng đầu thế giới về y tế và kinh tế khi đối mặt COVID-19
Chủ nhật: 20:54 ngày 24/05/2020

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Trong bảng xếp hạng 30 quốc gia và khu vực hàng đầu về kết quả y tế và kinh tế khi đối mặt COVID-19, tạp chí Politico (Mỹ) đánh giá Việt Nam có kết quả tốt nhất.

Bảng xếp hạng của Politito xem xét tổng thể số ca nhiễm bệnh, chết người, GDP và tỉ lệ thất nghiệp.

Các nước và khu vực được phân loại và xếp hạng dựa vào việc có các biện pháp hạn chế nhẹ, trung bình hay nghiêm ngặt; có kết quả y tế cộng đồng và kinh tế tốt ở mức độ nào.

“Việt Nam là quốc gia đông dân nhất không có người chết vì đại dịch, với số ca mắc bệnh chỉ xấp xỉ 300. Kinh tế Việt Nam được dự đoán tăng trưởng 2,7% năm 2020, khiến nước này nhìn chung được xếp hạng có kết quả tốt nhất khi ứng phó với đại dịch COVID-19 trên toàn cầu”, Politito nhận định.

Việt Nam được xếp ở góc phần tư phía trên bên phải, nơi kết quả y tế và kinh tế đều được đánh giá tích cực. Cùng trong góc này chỉ có Trung Quốc. 

Biểu đồ xếp hạng kết quả kinh tế và y tế của một số nước và khu vực trong đại dịch. Từ trái sang phải: Kết quả y tế tốt hơn; từ dưới lên trên: Kết quả kinh tế tốt hơn. Viền màu xanh, cam, tím thể hiện lần lượt mức độ áp dụng các biện pháp hạn chế nhẹ, trung bình, nghiêm ngặt.

Theo biểu đồ của Politico, phần lớn các nước và khu vực đều chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh. Các nước và khu vực có kết quả ở mức xấp xỉ giữa tích cực và tiêu cực là Indonesia, Bangladesh, EU.

Nhìn chung, Đức có kết quả tương đối xấu. Nền kinh tế Đức "chìm" cùng tốc độ với các nước láng giềng, nhưng tỷ lệ chết người thấp hơn đáng kể nhờ xét nghiệm và chăm sóc y tế tốt.

Một số quốc gia xét nghiệm nhiều (Iceland) và đếm tất cả các trường hợp chết người do COVID-19 có thể xảy ra (Bỉ), nên số liệu của họ được đánh giá là minh bạch hơn.

New Zealand và Thụy Điển có những cách tiếp cận trái ngược để hạn chế dịch bệnh và có kết quả y tế rất khác nhau, nhưng suy thoái kinh tế gần như giống hệt nhau.

Một số quốc gia có GDP tương tự nhưng tỷ lệ thất nghiệp hoàn toàn khác nhau (Anh, Mỹ và Nhật Bản), do chính phủ hành động khác nhau trong việc đảm bảo mức lương cho người lao động.

Ấn Độ tránh áp lực cho hệ thống y tế thông qua biện pháp phong tỏa quy mô lớn nhất thế giới, nhưng điều đó đã "nhấn chìm" nền kinh tế của họ.

Trong khi đó, Đài Loan thực hiện gần như đúng tất cả mọi thứ khi ứng phó với khủng hoảng y tế, nhưng 70% GDP của họ đến từ các ngành xuất khẩu, chịu ảnh hưởng nặng nề.

Nguồn vtc

Tin cùng chuyên mục