Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Quốc gia đầu tiên của châu Phi bên bờ vực vỡ nợ vì dịch COVID-19
Thứ ba: 08:00 ngày 17/11/2020

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Theo BBC, Zambia, nhà sản xuất đồng lớn thứ hai châu Phi, bên bờ vực vỡ nợ sau khi không thể thanh toán khoản tiền hơn 40 triệu USD vào tháng trước.

Nền kinh tế vùng cận Sahara được dự báo suy giảm 3,3% trong năm nay, mức lớn nhất trong vòng 25 năm, theo Ngân hàng Thế giới (WB). Đối với "con nợ" như Zambia, gánh nặng tài chính càng trầm trọng hơn khi không thể đáp ứng các khoản lãi suất phải thanh toán trị giá 42,5 triệu USD và buộc phải tuyên bố vỡ nợ khi bị chủ nợ từ chối hoãn nợ, theo Bloomberg.

Nước này vốn phải đối mặt với tình hình kinh tế và tài chính hết sức khó khăn, và do dịch COVID-19, “khó chồng khó”.

Quốc gia phía nam châu Phi đã tìm kiếm sự giúp đỡ từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) với khoản hỗ trợ 1,3 tỷ USD và nộp đơn gia nhập Sáng kiến Đình chỉ dịch vụ nợ G20 (DSSI). Mặt khác, Lusaka (thủ đô Zambia) cũng tiến hành đàm phán hoãn nợ với các chủ đầu tư cá nhân.

Hôm thứ Sáu tuần trước, IMF cho biết đã trao đổi với các cơ quan chức năng của Zambia về làm thế nào tốt nhất để hỗ trợ quốc gia châu Phi, tuy nhiên, sự hỗ trợ này phụ thuộc vào các biện pháp Zambia sẽ thực hiện để giải quyết vấn đề.

Sự chần chừ trong việc chấp nhận hoãn nợ từ các chủ nợ của Zambia một phần xuất phát từ việc nước này đã không tiết lộ đủ thông tin về các khoản nợ và kế hoạch kiểm soát tài chính, khiến chính sách hoãn nợ không được diễn ra bình đẳng.

Nguy cơ vỡ nợ của Zambia vốn đã được cảnh báo từ lâu. Các khoản nợ của quốc gia châu Phi tăng dần kể từ năm 2012, khi Lusaka liên tục nới lỏng chính sách tài khóa và tăng cường chi tiêu cơ sở hạ tầng trong bối cảnh nền kinh tế tăng trưởng kém và đồng tiền mất giá.

Bộ trưởng Tài chính Zambia Bwalya Ng'andu cho hãng thông tấn Reuters biết, Zambia sẽ làm “mọi thứ có thể” để tránh vỡ nợ.

Zambia không phải quốc gia duy nhất ở châu Phi đối mặt vấn đề nợ quốc tế gia tăng khi một số chính phủ của châu lục này đang trong diện kiểm soát sát sao của các chủ nợ.

Nguồn Báo Chính Phủ

Tin cùng chuyên mục