Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch khoáng sản
Chủ nhật: 14:25 ngày 21/05/2023

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTNO) - Kết quả đánh giá trên cho thấy nhu cầu vật liệu san lấp phục vụ các dự án, công trình ở tỉnh trong tương lai tăng cao, khả năng thiếu nguồn vật liệu xây dựng san lấp ở tỉnh rất nghiêm trọng.

Về cát san lấp theo Quyết định 3172, các mỏ khai thác cát vẫn bảo đảm khối lượng phục vụ cho nhu cầu san lấp của các dự án trong thời gian tới.

Theo Quyết định số 3172/QĐ-UBND ngày 26.12.2018 của UBND tỉnh phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng (VLXD) thông thường và than bùn tỉnh Tây Ninh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 (gọi tắt Quy hoạch 3172), qua đánh giá, có 20 điểm mỏ cát xây dựng (1 điểm mỏ thuộc quy hoạch dự trữ giai đoạn 2026-2035) chưa cấp phép khai thác, trong đó đến năm 2025 diện tích 1.979,41 ha, trữ lượng khoáng sản 11.628.870 m3; giai đoạn 2026-2035: diện tích 72,94 ha, trữ lượng khoáng sản 1.621.337m3.

Riêng vật liệu san lấp có 79 điểm vật (1 phần của 2 điểm mỏ thuộc quy hoạch dự trữ giai đoạn 2026-2035). Trong đó, đến năm 2025: diện tích khai thác là 743,50 ha, trữ lượng khoáng sản 61.252.187m3; giai đoạn 2026-2035: diện tích 24 ha, trữ lượng khoáng sản 2.080,0 m3.

Theo Sở Xây dựng, đối với cát xây dựng, dự báo đến năm 2025 sử dụng khoảng 6,6 triệu m3; giai đoạn 2026-2030 sử dụng khoảng 10,0 triệu m3. Trong đó, nhu cầu cho các dự án/ công trình trọng điểm trên địa bàn tỉnh đến năm 2025 khoảng 1,625 triệu m3, đến năm 2030 khoảng 0,925 triệu m3.

Qua đánh giá trữ lượng cát xây dựng đang khai thác và chưa cấp phép đến năm 2030 theo Quy hoạch 3172 khoảng 20,5 triệu m3, đảm bảo trữ lượng cát xây dựng cho các dự án, công trình trọng điểm trên địa bàn tỉnh.

Về đánh giá cho thấy, trữ lượng đang khai thác và chưa cấp phép đối với vật liệu xây dựng san lấp đến năm 2030 theo Quy hoạch 3172 có khoảng 66,7 triệu m3, cần bổ sung khoảng 153,3 triệu m3.

Kết quả đánh giá trên cho thấy nhu cầu vật liệu san lấp phục vụ các dự án, công trình ở tỉnh trong tương lai tăng cao, khả năng thiếu nguồn vật liệu xây dựng san lấp ở tỉnh rất nghiêm trọng.

Trước tình hình trên, nhằm giải quyết kịp thời nhu cầu sử dụng vật liệu xây dựng, tránh khan hiếm, tăng giá, công trình bị đội vốn, ngân sách Nhà nước phải chi trả tăng thêm, đồng thời bổ sung các điểm mỏ cho giai đoạn 2026-2030, thực hiện chủ trương UBND tỉnh tại Công văn số 2152/VP-TH ngày 16.3.2023, Sở Xây dựng đang phối hợp các đơn vị liên quan xây dựng Đề án thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (bao gồm nội dung rà soát điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch 3172), dự kiến trình UBND tỉnh ban hành trong quý IV/2023.

Thiên Tâm

Tin cùng chuyên mục