Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Sản xuất thuốc giả, 4 bị cáo lãnh án 42 năm tù
Thứ sáu: 09:08 ngày 18/09/2020

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTNO) - Ngày 17.9, Tòa án nhân dân tỉnh Tây Ninh xét xử sơ thẩm đã tuyên mức án sơ thẩm đối với 4 bị cáo trong đường dây làm giả thuốc tân dược.

Các bị cáo tại phiên tòa.

Theo đó, Hội đồng xét xử đã tuyên phạt Nguyễn Ánh Châu (36 tuổi) 15 năm tù, Nguyễn Ánh Nhi (25 tuổi, em ruột Châu) 12 năm tù, Phạm Thị Lựa (54 tuổi, mẹ ruột Châu) 3 năm tù, cả 3 cùng ngụ xã Lợi Thuận, huyện Bến Cầu và  Nguyễn Đình Tuấn Anh (25 tuổi, em vợ Châu, ngụ tỉnh Bình Thuận) 12 năm tù cùng về tội sản xuất hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh.

Theo cáo trạng, măc dù không có chuyên môn về thuốc tân dược nhưng biết nhiều loại thuốc kháng sinh, thuốc thần kinh có nhu cầu sử dụng cao nhất là trong nuôi trồng thủy sản nên Châu tìm nguồn mua thuốc sắp hết hạn và đã hết hạn dùng, thay đổi nhãn hiệu và nâng hạn sử dụng để bán lại kiếm lời.

Sau khi tìm hiểu trên mạng xã hội có được đầu mối cung cấp và nơi tiêu thụ, Châu  mua thuốc về cất giấu tại nhà mẹ ruột và tổ chức cho mẹ ruột và Ánh Nhi (em ruột) và Tuấn Anh (em vợ) tẩy rửa nhãn thuốc cũ, dán giả nhãn mới để bán ra thị trường.

Với mục đích đó, Châu đã bỏ ra hơn 500 triệu đồng để mua 7.200 lọ thuốc dán nhãn hiệu Danaroxime 1500mg, 32.900 lọ thuốc dán nhãn hiệu Ceftazidime 2g, 171.850 lọ thuốc dán nhãn Cefoxitin 1g, 29.740 lọ dán nhãn hiệu Fosfomed 2g và 2.140 lọ thuốc (loại 100 viên/lọ) nhãn hiệu Gapentin 300mg là các loại thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh đã hết hạn sử dụng và sắp hết hạn sử dụng.

Trong khoảng thời gian từ ngày 18.5-27.5.2019, Châu cùng  Lựa, Nhi và Tuấn Anh làm giả được 7.200 lọ thuốc Danoroxime 1500mg và 2.140 lọ Gapentin 300mg thì bị lực lượng Công an huyện Bến Cầu phát hiện bắt giữ.

Cơ quan chức năng huyện Bến Cầu kết luận tổng giá trị số thuốc hơn 38 tỉ đồng.

Qua giám định của Bộ Y tế kết luận các hoạt chất trong thuốc không nằm trong danh mục thuốc gây nghiện, hướng thần, tiền chất và không nằm trong danh mục các chất ma túy.

Tính đến ngày 27.5.2019, có 7/12 lô thuốc bị bắt đã hết hạn dùng và 5 lô còn lại cận hạn. Theo đó, thuốc đã hết hạn dùng không được phép lưu hành, không được kinh doanh, cấp phát, sử dụng. Nếu sử dụng thuốc đã hết hạn dùng sẽ có nguy cơ ảnh hưởng đến an toàn và hiệu quả trong điều trị.

Phương Tân

Tin cùng chuyên mục