Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 33
Thứ ba: 12:37 ngày 14/05/2019

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTNO) - Chiều 13.5, Tỉnh ủy Tây Ninh tổ chức Hội nghị Sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 33 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Nguyễn Minh Tân chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thành Tâm, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố... 

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Nguyễn Minh Tân phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.

Qua 5 năm thực hiện Nghị quyết số 33, Tây Ninh có nhiều chuyển biến đáng ghi nhận. Nổi bật như công tác tuyên truyền giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của các tầng lớp nhân dân đối với việc giữ gìn, phát huy các giá trị đạo đức, lối sống, cách cư xử tốt đẹp trong gia đình, theo phương châm: no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh, có nền nếp, ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo, vợ chồng hòa thuận, anh chị em đoàn kết, thương yêu lẫn nhau...

Xây dựng môi trường văn hóa luôn được triển khai thường xuyên trong từng cộng đồng dân cư, đã xuất hiện nhiều mô hình mới, cách làm hay, hiệu quả của các cấp, các ngành; phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” có những chuyển biến tích cực, việc bình xét các danh hiệu văn hóa đi vào thực chất hơn.

Kết quả, tính riêng năm 2018 về danh hiệu “Gia đình văn hóa”, toàn tỉnh công nhận 245.156/300.600 hộ, đạt 83,40%; “Ấp, (khu phố) văn hóa” có 508/542, đạt 93,7%; xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới 35/80 xã, đạt 43,75%; có 3/15 phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị. Đến cuối năm 2018 đã công nhận 36/80 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới.

Tỉnh đã quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng công trình văn hóa, đảm bảo cho hoạt động thường xuyên, đến nay đã có 81/95 xã, phường, thị trấn có Trung tâm Văn hóa, Thể thao - Học tập cộng đồng riêng biệt. Có 221 Nhà văn hóa ấp, liên ấp đạt tiêu chí xây dựng nông thôn mới và 11 Nhà văn hóa dân tộc. Các trung tâm, nhà văn hóa được hỗ trợ kinh phí, bố trí nhân sự, tham gia tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, trang cấp thiết bị, nhạc cụ... duy trì hoạt động thường xuyên.

Đại biểu dự hội nghị.

Cấp ủy, chính quyền các cấp chú trọng phát huy các giá trị, nhân tố tích cực trong văn hóa tôn giáo, tín ngưỡng; hoạt động của các tôn giáo trên địa bàn tỉnh luôn gắn bó, đồng hành với sự phát triển của dân tộc, "tốt đời, đẹp đạo", hằng năm đã vận động, tự nguyện đóng góp với số tiền hàng chục tỷ đồng để chăm lo, tham gia các hoạt động "đền ơn đáp nghĩa", "uống nước nhớ nguồn", từ thiện, nhân đạo.

Công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống; bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử - văn hóa gắn với phát triển du lịch luôn được tinh đặc biệt quan tâm chỉ đạo nhàm bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa vật thể, văn hóa phi vật thể, nhất là các di sản đã được công nhận là di sản vãn hóa phi vật thể của nhân loại, di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia; lễ hội của các tôn giáo ở địa phương được gìn giữ, phát huy, làm phong phú bản sắc văn hóa dân tộc và tôn giáo.

Thực hiện việc phân cấp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh. Công tác bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử, di tích lịch sử - văn hóa luôn được quan tâm chỉ đạo thực hiện, có nhiều di tích trở thành nơi giáo dục lịch sử, truyền thống, điểm đến học tập, nghiên cứu, tham quan và du lịch.

Trên lĩnh vực văn học, nghệ thuật, Tỉnh ủy luôn tạo điều kiện thuận lợi cho Hội, Chi hội văn học, nghệ thuật hoạt động; định hướng kịp thời cho văn nghệ sĩ sáng tạo nhiều tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị về tư tưởng, nghệ thuật.

Tỉnh ủy chỉ đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì, phối hợp với các ngành chức năng duy trì việc giao ban báo chí được tổ chức vào tháng cuối quý, với sự tham gia của 3 cơ quan báo chí của tỉnh, 16 cơ quan báo chí của Trung ương, báo chí ngoài tỉnh hoạt động trên địa bàn Tây Ninh và đài truyền thanh 9 huyện, thành phố, kịp thời định hướng công tác thông tin, tuyên truyền ở địa phương.

Triển khai chính sách xã hội hóa, tạo thuận lợi để thu hút nguồn lực của các doanh nghiệp đầu tư cho phát triển các loại hình văn hóa, thể thao, du lịch để phát triển văn hóa theo hướng công nghiệp. Đẩy mạnh tuyên truyền các quy định về quyền tác giả và quyền liên quan trong cộng đồng, đặc biệt là đối với các tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan.

Tỉnh luôn định hướng chiến lược phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng và về lâu dài trờ thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác để Tây Ninh phát triển, thông qua các ký kết hợp tác, trao đổi, cung cấp các thông tin về du lịch với các tỉnh, khu vực và liên kết với các doanh nghiệp... để xúc tiến, quảng bá văn hóa, du lịch.

Tổ chức các sự kiện văn hóa, thể thao quan trọng như: Lễ kỷ niệm 55 năm Chiến thắng Tua Hai; Lễ kỷ niệm 180 năm Tây Ninh hình thành và phát triển (1836 — 2016); Lễ hội bánh tráng phơi sương Trảng Bàng (lần I/năm 2016 và lần II/năm 2018), Hội Xuân núi Bà Đen (khai mạc Mùng 4 tháng Giêng hằng năm); đăng cai tổ chức thành công giải Bóng chuyền nữ quốc tế cúp VTV9 - Bình Điền Long An lần thứ XI và các lễ hội lớn của tôn giáo Cao Đài Tây Ninh được tổ chức hằng năm.

Là tỉnh biên giới, hằng năm đã tổ chức nhiều chương trình hoạt động giao lưu giữ vững mối quan hệ láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững giữa Tây Ninh và các tỉnh giáp biên của Vương quốc Campuchia, nhằm thắt chặt và làm sâu sắc hơn tình hữu nghị, đoàn kết giữa hai nước Việt Nam – Campuchia...

Hoạt động văn nghệ ngày càng được chú trọng- Ảnh minh hoạ

Hội nghị cũng nêu ra những tồn tại hạn chế, như kết quả công tác xây dựng con người, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh còn hạn chế, chưa toàn diện, vững chắc, đạo đức xã hội có mặt xuống cấp. Thiết chế văn hóa, thể thao ở một số cơ sở hoạt động chưa hiệu quả, chưa đa dạng, phong phú, có nơi còn lãng phí…

Phát biểu tại hội nghị, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Nguyễn Minh Tân chỉ đạo, để tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được, đồng thời khắc phục những hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết số 33, các ban ngành, địa phương trong tỉnh cần lưu ý một số nhiệm vụ trọng tâm, như: tổ chức đa dạng các loại hình hoạt động văn hóa, văn học, nghệ thuật, thể dục, thể thao nhằm đáp ứng nhu cầu hưởng thụ của nhân dân. Tăng cường công tác xã hội hóa các hoạt động văn hóa theo hướng tập trung đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở.

Ưu tiên đầu tư ngân sách cho xây dựng các thiết chế văn hóa và các hoạt động văn hóa, thể thao theo tiêu chí xây dựng xã nông thôn mới, phường, thị trấn văn minh đô thị. Thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ văn hóa, thông tin, nhất là cán bộ xã, phường, thị trấn. Tăng cường phối hợp thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”...

Đại Dương

Tin cùng chuyên mục