Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Sốc phản vệ do bị kiến cắn
Thứ tư: 17:12 ngày 30/10/2019

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Nam bệnh nhân 53 tuổi bị kiến cắn vào cẳng tay, sau đó bắt đầu xuất hiện mẩn ngứa, khó thở.

Chiều 29/10, bệnh nhân được gia đình đưa đến Trạm y tế Đoan Hùng, được nhân viên y tế tiêm một lọ methyl tĩnh mạch. Tình trạng bệnh nhân xấu đi, vã mồ hôi nhiều, nổi ban sần đỏ toàn thân, huyết áp tụt (80/40 mmHg), mạch nhanh khó bắt, nhịp thở nhanh, lơ mơ.

Ngay lập tức, nhân viên trạm y tế liên hệ với Trung tâm cấp cứu 115 - Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương qua điện thoại để yêu cầu hỗ trợ xử trí cấp cứu bệnh nhân. Phó giám đốc Trung tâm cấp cứu 115, bác sĩ Hà Thanh Tùng tiếp nhận thông tin, nhận định đây là bệnh nhân đang sốc phản vệ ở mức độ nặng.

Qua điện thoại, bác sĩ Tùng hướng dẫn nhân viên trạm y tế tiêm ½ ống adrenalin theo phác đồ sốc phản vệ, theo dõi huyết động bệnh nhân trong lúc xe cấp cứu trên đường tới tiếp ứng.

Sau gần 10 phút, xe cấp cứu đến ứng cứu bệnh nhân, tiêm nhắc lại ½ ống adrenalin, thiết lập đường truyền, theo dõi chỉ số sinh tồn qua monitor ngay trên xe.

Trong quá trình di chuyển về Bệnh viện đa khoa Hùng Vương, nhờ ban đầu được xử trí cấp cứu đúng phác đồ, bệnh nhân đã tỉnh táo, không còn khó thở, tiếp xúc tốt, huyết áp ổn định quay lại mức bình thường 120/70 mmHg, mạch 97 lần một phút. Hiện anh được tiếp tục theo dõi tại trung tâm cấp cứu, sức khỏe đã ổn định, các chỉ số về mức hoàn toàn bình thường.

Theo các bác sĩ, ở tình huống cấp cứu tối khẩn này, việc khai thác thông tin, nhận định và ra quyết định xử lý cấp cứu sốc phản vệ ngay qua điện thoại là chìa khóa cứu mạng sống của bệnh nhân.

Sốc phản vệ là một loại phản ứng dị ứng nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng người bệnh nếu không được xử lý, cấp cứu sớm và đúng cách. Sốc phản vệ có thể xảy ra trong vòng vài giây hoặc vài phút sau khi tiếp xúc với dị nguyên.

Nguồn VNE

Tin cùng chuyên mục