Theo dõi Báo Tây Ninh trên
Cơ quan Khí tượng Nhật Bản (JMA) đã ghi nhận những cơn sóng thần nhỏ sau trận động đất xảy ra vào sáng cùng ngày.
Sáng 24/9, Cơ quan Khí tượng Nhật Bản (JMA) đã phát cảnh báo sóng thần sau trận động đất mạnh 5,9 độ richter xảy ra tại Thái Bình Dương lúc 8 giờ 14 giờ địa phương (tức 6 giờ 14 cùng ngày theo giờ Việt Nam).
Trận động đất kể trên với tâm chấn nằm ở biển gần đảo Torishima (thuộc quần đảo Izu) ở độ sâu 10km. Sau trận động đất, theo Cơ quan Khí tượng Nhật Bản, sóng thần cao 50cm đã xảy ra tại đảo Hachijo lúc 8 giờ 58 giờ địa phương. Ngoài ra, một con sóng cao 10cm cũng được ghi nhận tại đảo Miyake.
Cơ quan Khí tượng Nhật Bản sau đó đã phát cảnh báo sóng thần cho quần đảo Izu và quần đảo Ogasawara. JMA dự báo, sóng thần cao 1 m có thể ập vào các khu vực ven biển và khuyến cáo người dân tránh xa vùng bờ biển, cửa sông.
Những vùng được cảnh báo sóng thần tại Nhật Bản sáng 24/9. (Ảnh: JMA)
Đồng thời, tuần duyên Nhật Bản đã phát cảnh báo cho tàu thuyền trong khu vực, kêu gọi người dân chú ý theo dõi thông tin mới nhất. Cảnh sát tại những địa phương nhận cảnh báo sóng thần đang tuần tra gần bờ biển, bên cạnh đó là khuyến cáo người dân nâng cao cảnh giác.
Hiện chưa ghi nhận thiệt hại nào liên quan đến trận động đất cũng như sóng thần sáng nay tại bờ biển Nhật Bản.
Trong suốt lịch sử, Nhật Bản luôn phải hứng chịu những thiên tai như động đất, sóng thần, núi lửa,... Nguyên do lớn đến từ vị trí địa lý của quốc gia này.
Theo đó, Nhật Bản là quốc gia có 4 mặt đều giáp biển, nằm trên vành đai núi lửa Thái Bình Dương, một khu vực có hình dạng giống như vành móng ngựa và thường xảy ra các hiện tượng hoạt động địa chất như xô, húc, tách dãn,...
(Ảnh minh hoạ)
Ngoài ra, cộng với việc tọa lạc ngay điểm nối của ba vùng kiến tạo địa chấn đã khiến Nhật Bản thường xuyên hứng chịu các cơn động đất cũng như hoạt động của núi lửa. Các trận động đất này có sức tàn phá từ nhỏ đến lớn. Và đây cũng chính là nguyên nhân gây nên những đợt sóng thần kinh hoàng đổ bộ vào quốc gia này.
Nguồn saostar