Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Sự thật về Methanol: Chất lỏng giống rượu nhưng vô cùng nguy hiểm
Thứ hai: 14:42 ngày 13/03/2017

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Vì sao cùng là rượu, mà methanol lại có độc tính kinh khủng như vậy?

Dư luận gần đây đang thực sự xôn xao trước thông tin 12 nam sinh nhập viện cấp cứu sau cuộc nhậu kéo dài. Theo như kết luận từ các bác sĩ, nhóm nam sinh đã bị ngộ độc rượu methanol.

Tính đến nay, 6 sinh viên đang hôn mê vì ngộ độc rượu.

Nhưng ngộ độc methanol là thế nào? Vì sao cùng là rượu mà ngộ độc methanol lại kinh khủng hơn hẳn so với ethanol?

Methanol - chất lỏng giống rượu về mọi mặt, nhưng giết người sau 1 chén

Với một chút kiến thức cơ bản về hóa học hữu cơ, bạn sẽ biết rượu thường là ethanol, có công thức hóa học là C2H5OH. Và cũng với bằng ấy kiến thức, bạn sẽ biết có tồn tại một loại chất lỏng giống rượu về mọi mặt, đó là methanol.

Với gần như cùng một công thức hóa học với rượu thường, methanol (CH3OH) cũng có dạng lỏng, không màu và mùi vị y hệt như rượu. Tuy nhiên, đây lại là một chất độc vô cùng mạnh, chỉ được dùng làm dung môi trong công nghiệp.

Methanol - giống hệt rượu mà không phải rượu.

Nếu vô tình uống phải, methanol sẽ được chuyển hóa thành formaldehyde - một hợp chất rất độc, có thể gây ung thư.

Tuy nhiên, formaldehyde sau đó còn chuyển hóa thành acid formic còn độc hại hơn thế. Nó sẽ phá vỡ chức năng tế bào, làm ngưng trệ khả năng chuyển hóa năng lượng, khiến năng lượng bị tích tụ mà không thể giải phóng, để rồi các tế bào nổ tung.

Trong đó, acid formic gây ảnh hưởng cực mạnh đến các tế bào thần kinh thị giác. Đó chính là lý do vì sao có rất nhiều trường hợp nhiễm độc rượu methanol, dù sống sót nhưng thị giác bị hỏng vĩnh viễn.

Các tế bào thị giác nổ tung vì tác động từ acid formic.

Quá trình cơ thể chuyển hóa và đào thải acid formic cũng rất chậm, do nếu như dung nạp chỉ cần 30ml methanol vào cơ thể, người uống gần như chắc chắn sẽ tử vong.

Tóm lại, methanol là một chất độc, đúng hơn là kịch độc và không thể uống được. Nhưng tại sao có người vẫn bán, người vẫn vô tư nốc cái loại kịch độc này?

Bởi vì có khi cả người bán và người mua đều không biết rượu có methanol

Không giống như rượu thông thường được chưng cất từ gạo (nếp, tẻ), methanol có nguồn gốc từ gỗ lên men nên còn được gọi là "rượu gỗ".

Vậy thì có liên quan gì nhỉ? Câu chuyện ở đây là việc chưng cất rượu có sự xuất hiện của đường, và người ta thường dùng mật mía. Tuy nhiên, nếu quá trình chưng cất này không tuân thủ quy trình, để sót bã mía trong nguyên liệu, rượu thành phẩm sẽ có methanol với nồng độ cao mà bản thân người bán cũng không biết.

Người bán có khi cũng chẳng biết...

Một số người bán có thể tận dụng lại bã mía này để tiếp tục ép, lên men chưng cất để "tận thu" số rượu này. Có điều, số rượu họ thu được vẫn không uống được, vì thậm chí hàm lượng methanol trong đó sẽ là cực cao.

Ngoài ra, dù chưng cất sạch thế nào, rượu vẫn sẽ có hàm lượng methanol nhất định. Ở Mỹ, FDA quy định methanol trong rượu chỉ được ở mức 0,1% thể tích. Điều này chứng tỏ, việc bạn uống quá nhiều rượu hoàn toàn toàn có thể khiến bản thân bị nhiễm độc methanol, dù người bán rượu "có tâm" đi chăng nữa.

Tuy nhiên, cũng không thể loại trừ trường hợp người bán vì lòng tham mà bất chấp, cố tình pha cồn công nghiệp methanol vào rượu để giảm thiểu chi phí. Thậm chí, họ có thể pha thẳng cồn ethylic kém chất lượng vào nước để chế ra rượu, khiến sản phẩm không chỉ có methanol, mà còn aldehyde, aceton - những độc chất nguy hiểm không kém.

Làm thế nào để phân biệt rượu methanol?

Câu trả lời là không thể, nếu bạn chỉ sử dụng các giác quan của cơ thể. Như đã nêu, methanol giống rượu đến mức khó tin, chỉ có thể phân biệt dựa vào máy móc phức tạp.

Riêng có loại rượu pha cồn ethylic kém chất lượng có thể nhận ra nhờ mùi hương khó ngửi của các sản phẩm phụ thôi.

Vậy phải làm gì? Hãy chọn một hãng uy tín, đã được kiểm định chất lượng. Trong trường hợp phải uống rượu chưng cất thủ công, hãy cân nhắc về uy tín của người bán.

Nhưng bạn biết cách đơn giản nhất là gì không? Là không uống rượu nữa! Nhậu nhẹt không phải là một thói quen đáng khích lệ đâu!

Nguồn Trí thức trẻ

Tin cùng chuyên mục