Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tại sao sách tiếng Việt Công nghệ giáo dục không đạt thẩm định?
Thứ năm: 19:08 ngày 12/09/2019

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Theo đánh giá của Hội đồng thẩm định SGK, sách Toán và Tiếng Việt – Công nghệ giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại có nhiều nội dung không phù hợp hoặc vượt quá chương trình.

Trong đợt thẩm định đầu tiên, sách giáo khoa Công nghệ giáo dục môn Tiếng Việt và môn Toán do GS Hồ Ngọc Đại chủ biên bị xếp "Không đạt" và bị loại. Chỉ môn Đạo đức được xếp "Đạt" và lọt qua vòng thẩm định.

GS Hồ Ngọc Đại bên đứa con tinh thần của mình.

Môn Tiếng Việt: 300 chi tiết cần sửa hoặc bỏ

Lý do SGK Tiếng Việt - Công nghệ của GS Hồ Ngọc Đại không đạt được nêu rất rõ trong biên bản họp Hội đồng thẩm định SGK môn tiếng Việt lớp 1 do GS.Trần Đình Sử làm Chủ tịch.

Theo quy định của Bộ GD-ĐT tại thông tư 33 quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa SGK, hội đồng thẩm định SGK sẽ dựa vào những tiêu chí sau để đánh giá: Điều kiện tiên quyết của SGK; Nội dung SGK; Phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục trong SGK; Cấu trúc SGK; Ngôn ngữ sử dụng trong SGK và hình thức trình bày SGK.

Chiếu theo các quy định này, Hội đồng thẩm định đánh giá SGK Tiếng Việt của GS. Hồ Ngọc Đại chỉ đạt về điều kiện tiên quyết của SGK, nhưng không đạt tất cả các tiêu chí còn lại.

Cụ thể, theo các tiêu chí con thì có khoảng 300 nội dung, chi tiết cần sửa hoặc bỏ.

Theo đánh giá chung của Hội đồng thẩm định, trong SGK của GS Đại còn có một số nội dung không phù hợp hoặc vượt quá quy định trong chương trình tiếng Việt lớp 1: các yêu cầu cần đạt về các kỹ năng đọc, viết , nói và nghe; kiến thức (tiếng Việt, văn học); ngữ liệu.

Cụ thể, một số ngữ liệu không phù hợp với học sinh lớp 1, không phù hợp với yêu cầu giáo dục môi trường,… Một số văn bản có số lượng chữ vượt quá yêu cầu của chương trình như Cháo rừu có 148 chữ, Phép lịch sự có 141 chữ, Tiếng ru có 114 chữ,…

Một số yêu cầu học thuộc lòng vượt quá yêu cầu của chương trình như "Ông tiển, ông tiên", "Ông giẳng ông giăng", thằng Bờm...

Một số bài đọc “khó” đối với học sinh lớp 1 như Dòng sông mặc áo, Biển đẹp.

Đối với yêu cầu về phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục trong SGK, theo hội đồng thẩm định, hạn chế của SGK tiếng Việt lớp 1 của GS Đại là thiết kế quy trình chi tiết, ràng buộc quá chặt chẽ đối với cả giáo viên và học sinh khiến cho giáo viên khó có thể vận dụng sáng tạo các phương pháp và hình thức dạy học lấy hoạt động của học sinh làm trung tâm. Hoạt động dạy học lặp đi lặp lại trong khoảng thời gian dài sẽ làm cho hoạt động dạy học trở nên đơn điệu, giảm hứng thú học tập của học sinh...

Cùng đó là những lỗi về cấu trúc các bài học trong sách chưa thể hiện rõ các thành phần cơ bản: mở đầu, kiến thức mới, luyện tập, vận dụng,…

Ngôn ngữ và cách diễn đạt trong một số bài học chưa đảm bảo yêu cầu “dễ hiểu và phù hợp với học sinh lớp 1”. Việc dùng nhiều khái niệm ngữ âm trong sách khiến cho sách trở nên nặng và quá tải với học sinh lớp 1.

Đặc biệt, sách còn sử dụng nhiều từ ngữ địa phương xa lạ với vốn sống, vốn hiểu biết của đa số học sinh lớp 1.

Một số tranh ảnh chưa chính xác, chưa rõ, chưa đảm bảo tính thẩm mỹ,…

Như vậy tất cả 15/15 thành viên hội đồng đều biểu quyết đánh giá không đạt.

Môn Toán: Nhiều nội dung vượt quá chương trình 

Đối với môn Toán, hội đồng thẩm định cho rằng nội dung bản mẫu SGK chưa thể hiện đúng và đầy đủ nội dung của chương trình, còn nhiều nội dung vượt quá chương trình môn Toán lớp 1 như các nội dung liên quan đến khái niệm Tập hợp, phương trình. Việc sử dụng lý thuyết tập hợp để hình thành số, phép toán cho học sinh lớp 1 là vượt quá chương trình. Các số “đứng liền nhau”, “dãy số”, “dãy số tự nhiên”, “trục số” không có trong chương trình.

Bên cạnh đó, các nội dung của chủ đề hình học như “quan sát, nhận biết hình dạng của một số hình phẳng và hình khối đơn giản”; “thực hành lắp ghép, xếp hình gắn với một số hình phẳng và hình khối đơn giản; “tính nhẩm: thực hiện được việc cộng, trừ nhẩm trong phạm vi 10”; “Thực hiện được việc cộng, trù nhẩm các số tròn chục” chưa được đề cập phù hợp trong bản mẫu...

Trẻ con làm được và vui vẻ, sao gọi là quá sức được?

Tôi sẽ không sửa bởi công trình ấy tôi đã làm cả một đời người. Nếu nói điều chỉnh có nghĩa là tôi không cẩn thận, không tính toán đến nơi đến chốn. Tôi đã tính toán hết, cũng đã phải làm thực nghiệm mấy chục năm, nghiên cứu rồi điều chỉnh.

Tôi dạy phép toán đại số cho học sinh lớp 1, hệ đếm, phép toán trên tập hợp. Đối với quá khứ của các vị là cao nhưng trẻ con chấp nhận được. Cái gì trẻ con chấp nhận được thì tôi tin. Trẻ con làm được và chúng vui vẻ với điều đó thì sao gọi là quá sức được.

 GS Hồ Ngọc Đại - Thúy Nga (Ghi)

Nguồn vietnamnet

Tin cùng chuyên mục