Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Tân Châu: Gần 4.300 ha mì nhiễm bệnh khảm lá
Thứ ba: 09:50 ngày 05/09/2017

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTNO) - Vừa qua, đoàn công tác huyện Tân Châu do ông Nguyễn Hòa Bình- Phó Chủ tịch UBND huyện dẫn đầu đã đến kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh khảm lá mì trên địa bàn 2 xã Suối Ngô và Tân Hòa.

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch khảm lá mì huyện Tân Châu, tính đến hết ngày 31.8.2017, diện tích cây mì bị nhiễm bệnh trên địa bàn huyện là gần 4.300 ha (tăng gần 2.800 ha so với thời điểm công bố dịch ngày 20.7.2017); trong đó trên 3.150 ha nhiễm dưới 30%, trên 1.000 ha nhiễm từ 30-70% và trên 107 ha nhiễm hơn 70%.

Đoàn công tác huyện Tân Châu kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh khảm lá mì tại xã Suối Ngô.
UBND huyện Tân Châu đã thành lập Ban Chỉ đạo phòng chống dịch khảm lá mì và đoàn kiểm tra, giám sát phòng chống dịch bệnh; đồng thời ban hành các văn bản về triển khai công tác phòng chống dịch bệnh trên địa bàn huyện.

Huyện và các ngành liên quan đã mở 12 lớp tập huấn và cấp phát hàng trăm tờ rơi tuyên truyền phòng chống dịch bệnh khảm lá mì. Hệ thống truyền thanh của huyện đẩy mạnh công tác tuyên truyền về công tác phòng chống dịch bệnh trên địa bàn.

Các xã/thị trấn của huyện đã triển khai phun thuốc trừ bọ phấn trắng với diện tích 4.244 ha; tiêu hủy trên 230 ha cây mì bị nhiễm bệnh bằng phương pháp nhổ đốt và cày vùi. Huyện đã triển khai phân bổ 1,5 tỷ đồng kinh phí phun thuốc cho các địa phương.

Công tác phòng chống dịch bệnh khảm lá mì trên địa bàn huyện Tân Châu còn gặp một số khó khăn do diện tích mì bị nhiễm cần tiêu hủy quá lớn, người dân chưa có sự đồng thuận cao, đa số còn băn khoăn chưa muốn tiêu hủy mì nhiễm bệnh mà muốn được chăm sóc tiếp để có thể tận thu; số diện tích mì bị nhiễm dưới 30% sau khi nhổ bỏ có sự tái nhiễm trên đồng ruộng.

Mặt khác, do diện tích mì nhiễm bệnh trên địa bàn lớn, thời gian phun thuốc kéo dài và việc phun thuốc chưa được thực hiện đồng bộ nên không thể tiêu diệt hết bọ phấn trắng.

Trong thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục phối hợp với ban ngành, đoàn thể để tuyên truyền vận động người dân thực hiện tiêu hủy cây mì bị nhiễm; khuyến cáo người dân chuyển đổi cây trồng khác để tránh hiện tượng tái nhiễm; chỉ đạo các xã/thị trấn tiếp tục triển khai thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh khảm lá mì…

Công Điều

Tin cùng chuyên mục