Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Tăng cường năng lực hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp
Thứ năm: 23:05 ngày 24/02/2022

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTN) - UBND tỉnh vừa có Quyết định số 416/QĐ-UBND phê duyệt kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Tăng cường năng lực hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2021-2030”.

Mục tiêu của Đề án là kiện toàn, củng cố và tăng cường năng lực hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y từ tỉnh đến cơ sở. Ảnh minh hoạ

Mục tiêu cụ thể của đề án là kiện toàn, củng cố và tăng cường năng lực hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y từ tỉnh đến cơ sở nhằm bảo đảm tổ chức thực hiện các hoạt động thú y hiệu quả, phù hợp với thực tiễn, kiểm soát tốt dịch bệnh động vật, bảo vệ sức khoẻ cộng đồng và hội nhập sâu rộng quốc tế.

Hệ thống giám sát dịch bệnh động vật từ tỉnh đến cơ sở được củng cố, tăng cường năng lực và hoạt động có hiệu quả nhằm phát hiện sớm ổ dịch, phân tích dịch tễ, dự báo, cảnh báo kịp thời và ngăn chặn, khống chế các loại dịch bệnh động vật; đẩy mạnh xây dựng cơ sở, vùng chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản được công nhận an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm; phấn đấu đến năm 2030 xây dựng được 130 cơ sở, vùng chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản được xây dựng và được công nhận an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm.

Công tác kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y, hệ thống nhận dạng, truy xuất nguồn gốc động vật, sản phẩm động vật được thiết lập và thực hiện hiệu quả theo quy định. Năng lực quản lý an toàn thực phẩm đối với sản phẩm có nguồn gốc động vật trên địa bàn tỉnh được tăng cường; tỷ trọng gia súc, gia cầm giết mổ tập trung công nghiệp đạt khoảng 60% và 40% vào năm 2025, khoảng 70% và 50% vào năm 2030; giảm thiểu số vụ ngộ độc nghiêm trọng do thực phẩm có nguồn gốc động vật gây ra.

Tham gia và khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm dịch động vật, hệ thống nhận dạng, truy xuất nguồn gốc động vật, sản phẩm động vật được thiết lập theo quy định.

Tăng cường công tác quản lý sử dụng thuốc và vaccine thú y lưu hành trong tỉnh bảo đảm chất lượng, an toàn, hiệu quả; công tác quản lý, sử dụng và phòng, chống kháng kháng sinh có hiệu quả; chú trọng thu hút đầu tư, khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất thuốc thú y, vaccine để chủ động phòng, chống dịch bệnh động vật.

Cập nhật và chuyển giao cho các doanh nghiệp, trang trại, nông hộ chăn nuôi các tiến bộ kỹ thuật về thuốc, vaccine thú y, đặc điểm dịch tễ của các loại dịch bệnh nguy hiểm, dịch bệnh lây sang người, các giải pháp về phòng, chống kháng kháng sinh.

Xây dựng và triển khai có hiệu quả các chương trình dự án hợp tác quốc tế- nhất là đối với các tỉnh biên giới thuộc Vương quốc Campuchia, tạo điều kiện thuận lợi để xuất khẩu các động vật và sản phẩm động vật có thế mạnh của tỉnh như: sữa, tổ yến, trứng gia cầm...

Dịch vụ thú y được phát triển theo hướng chuyên nghiệp và xã hội hoá có sự quản lý chặt chẽ của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y.

Để đạt được các mục tiêu trên, đề án đưa ra nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm, như: rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách, quy chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật ngành thú y; kiện toàn, củng cố, nâng cao năng lực hệ thống tổ chức các cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp; nâng cao năng lực phòng, chống dịch bệnh động vật; nâng cao năng lực kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, quản lý an toàn thực phẩm đối với động vật và sản phẩm có nguồn gốc động vật; nâng cao năng lực quản lý thuốc thú y…

Bên cạnh đó, đề án ưu tiên triển khai 4 dự án: Tăng cường năng lực quản lý, kiểm soát dịch bệnh động vật, bệnh lây truyền giữa động vật và người; tăng cường năng lực quản lý, kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với động vật, sản phẩm động vật; nâng cao năng lực quản lý, nghiên cứu, sản xuất, kiểm nghiệm, khảo nghiệm thuốc, vaccine thú y bảo đảm chất lượng, an toàn và hiệu quả; đầu tư, nâng cấp, tăng cường năng lực quản lý, hệ thống các phòng thử nghiệm chẩn đoán, xét nghiệm bệnh động vật, vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm.

Minh Dương

Tin cùng chuyên mục