Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Tật nói lắp: Nguyên nhân và cách phòng ngừa
Thứ bảy: 08:54 ngày 05/05/2018

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Tật nói lắp là chứng rối loạn trong cách diễn đạt lời nói khiến các từ phát ra chậm, kéo dài hoặc các từ được lặp đi lặp lại.

Triệu chứng

- Ngập ngừng im lặng hồi lâu trước khi bắt đầu câu nói.

- Câu nói bị đứt quãng nhiều lần, lặp lại một chữ nhiều lần, kéo dài một âm lâu như để chờ chuẩn bị âm kế tiếp.

- Mắt nhấp nháy liên tục.

- Môi/hàm bị rung.

Chẩn đoán

- Thực hiện khai thác bệnh sử và khám thực thể.

- Việc chẩn đoán được thực hiện dựa trên lời nói của người mắc tật nói lắp.

Điều trị

Điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của tật nói lắp. Điều trị truyền thống là sự kết hợp của ngôn ngữ trị liệu, liệu pháp nhận thức hành vi và các thiết bị thông tin phản hồi thính giác điện tử.

Tổng quan tật nói lắp

Khi chúng ta nói, có những kích thích tác động vào các bộ phận cảm thụ của lưỡi, môi, má và thanh quản. Các kích thích đó theo cơ quan phân tích lời nói đến vùng phân tích vận động của lời nói (vùng Broca). Khi các bộ phận này không phối hợp được thật tốt với nhau thì lời nói phát ra sẽ khó khăn và sinh ra tật nói lắp.

Nói lắp là điều bình thường ở trẻ từ 2 - 3 tuổi. Tuy nhiên, nếu trẻ nói lắp không được trị liệu thì khi trưởng thành vẫn mắc tật nói lắp.

Tuy không phải là bệnh nhưng nói lắp thường mang lại nhiều phiền phức, ức chế và khổ tâm cho người mắc. Vì nói năng khó khăn nên họ dần trở nên cô độc, thu mình lại, xấu hổ và mặc cảm.

Nói lắp thường gặp ở nam giới nhiều hơn nữ giới, ở người thuận tay trái nhiều hơn người thuận tay phải.

Phòng ngừa tật nói lắp

Đáp ứng tốt nhu cầu về thể chất, cảm xúc và tâm lý của trẻ: Nếu bé được nuôi dưỡng trong môi trường ngập tràn yêu thương, hạnh phúc và được chăm sóc cẩn thận cả về thể chất lẫn tinh thần thì chắc chắn khả năng ngôn ngữ của trẻ cũng sẽ phát triển tốt hơn, tránh được tật nói lắp.

Giảm thiểu chấn thương tâm lý và những biến động đột ngột từ gia đình: Ít cha mẹ biết rằng, những cuộc cãi vã, những mối quan hệ bất đồng, cha mẹ li dị,... chính là những yếu tố nguy hiểm khiến bé bị chấn thương tâm lý và ảnh hưởng tới ngôn ngữ của chúng. Vì vậy, hãy tạo môi trường sống hòa thuận, yêu thương để hạn chế tật nói lắp ở trẻ.

Tạo môi trường ngôn ngữ thuận lợi: Việc phát triển ngôn ngữ ở trẻ phụ thuộc rất nhiều vào môi trường sống, nếu môi trường đó bất lợi về ngôn ngữ thì khả năng tiếp nhận ngôn ngữ của bé sẽ giảm và ngược lại. Vì vậy, cha mẹ nên đưa bé đến những nơi đông vui, có nhiều hoạt động để bé tiếp thu ngôn ngữ một cách đa dạng và dễ dàng nhất, tránh được tật nói lắp.

Nguồn vietnamnet (tổng hợp)

Tin cùng chuyên mục