Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Tây Ninh: Nhiều ngân hàng đồng loạt giảm lãi suất cho vay từ tháng 7.2021
Thứ hai: 19:24 ngày 19/07/2021

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTNO) - Để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn trong điều kiện dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp, các ngân hàng trên địa bàn tỉnh đã miễn, giảm nhiều loại chi phí cho khách hàng và đang xem xét việc giảm lãi suất tiền vay áp dụng từ tháng 7.2021. Đợt giảm lãi suất này hướng đến những khách hàng đang phải chịu tác động nặng nề của đại dịch.

Khách hàng giao dịch tại Agribank chi nhánh Tây Ninh.

Thực hiện chỉ đạo của Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam về việc tiếp tục giảm lãi suất cho vay đối với khách hàng gặp khó khăn bởi dịch Covid-19.

Hội đồng thành viên của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Tây Ninh (Agribank Tây Ninh) đã thống nhất xem xét điều chỉnh giảm lãi suất đối với khoản vay có dư nợ nội bảng tại thời điểm 15.7.2021. Theo đó, giảm 10% so với lãi suất cho vay đang áp dụng, thời gian giảm lãi suất từ ngày 15.7.2021 đến ngày 31.12.2021.

Đối với khoản vay phát sinh sau ngày 15.7.2021 đến ngày 31.12.2021, ngân hàng áp dụng giảm lãi suất 10% so với lãi suất cho vay đang áp dụng cho từng đối tượng, lĩnh vực; thời gian giảm lãi suất từ ngày giải ngân đến hết ngày 31.12.2021.

Sau thời điểm 31.12.2021, chi nhánh sẽ áp dụng lãi suất cho vay thông thường đối với tất cả các khoản vay.

Theo Agribank Tây Ninh, trong thời gian giảm lãi suất, chi nhánh không áp dụng đối với các khoản vay đã được ưu đãi lãi suất theo một số chương trình chính sách như: nhà ở xã hội về hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong doanh nghiệp; các chương trình cho vay ưu đãi lãi suất khác của Agribank và các khoản cho vay đã được miễn giảm lãi suất của Agribank.

Đối với khách hàng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19, chi nhánh xem xét tăng cường hỗ trợ khách hàng qua các biện pháp như: miễn giảm lãi, điều chỉnh lãi suất… theo quy định của Agribank.

Chế biến kẹo đậu phộng tại một doah nghiệp trên địa bàn thị xã Hòa Thành.

Trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid- 19 gây ảnh hưởng sâu, rộng đến mọi mặt đời sống kinh tế- xã hội, để kịp thời hỗ trợ khách hàng vay vốn sớm ổn định hoạt động sản xuất, kinh doanh, vượt qua khó khăn, Vietcombank Tây Ninh cũng đã lập biểu mẫu giảm lãi suất hỗ trợ đối với tất cả khách hàng có dư nợ vay hiện hữu tại thời điểm 15.7.2021.

Đối với khách hàng doanh nghiệp, chi nhánh sẽ áp dụng giảm lãi suất 1%/năm cho các khách hàng thuộc 9 ngành, lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh; giảm lãi suất tới 1%/năm cho các khách hàng còn lại.

Đối với khách hàng cá nhân, Vietcombank Tây Ninh áp dụng giảm lãi suất tới 1%/năm cho khách hàng cá nhân vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh; giảm lãi suất tới 0,5%/năm cho khách hàng cá nhân vay vốn phục vụ đời sống. Thời điểm này, chi nhánh không áp dụng với các khoản dư nợ đang được hưởng ưu đãi lãi suất và một số khoản vay khác như vay chứng khoán, vay kinh doanh bất động sản…

Thời gian triển khai giảm lãi suất từ ngày 15.7.2021 đến ngày 31.12.2021. Sau khi kết thúc thời hạn triển khai chính sách, các khoản vay tiếp tục được áp dụng theo lãi suất tại thời điểm trước khi giảm lãi suất.

Thực hiện chủ trương của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước về việc triển khai các giải pháp hỗ trợ khách hàng nhằm phục hồi, duy trì, phát triển sản xuất kinh doanh trong bối cảnh ảnh hưởng của dịch Covid-19 đang diễn biến ngày càng phức tạp; từ ngày 15.7.2021 đến ngày 31.12.2021, BIDV thực hiện giảm lãi suất cho vay đối với dư nợ hiện hữu bình quân 1%/năm, một số nhóm khách hàng khó khăn mức giảm tối đa là 2%/năm so với lãi suất hiện hành.

Nông dân vận chuyển khoai mì.

Thời điểm này, BIDV giảm lãi suất cho vay trên số dư hiện hữu đối với các khách hàng chịu ảnh hưởng trực tiếp của dịch Covid -19 như: Các khách hàng tại các chi nhánh thuộc vùng dịch, doanh nghiệp sản xuất thiết yếu cho nền kinh tế, doanh nghiệp có lực lượng lao động lớn; các khách hàng suy giảm trong hoạt động kinh doanh.

Tiếp tục đồng hành cùng khách hàng trong tình hình khó khăn, các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn tỉnh cũng đều thống nhất giảm lãi suất đối với các khách hàng bị ảnh bởi dịch Covid-19 với các mực độ khác nhau.

Ngân hàng ACB cũng sẽ giảm lãi suất cho các khách hàng hiện hữu với mức tối đa 0,8%/năm cho khoản vay ngắn hạn và 1%/năm cho khoản vay trung dài hạn. Đồng thời, ACB sẽ xem xét điều chỉnh lãi suất cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp có hợp đồng vay và tại thời điểm đến hạn thay đổi lãi suất trong khoảng thời gian 15.7.2021 đến 15.10.2021.

Ngoài ra, Ngân hàng ACB xét đến mức độ dịch bệnh tác động đến tình hình kinh doanh như: doanh thu, lợi nhuận, số lượng lao động… của các doanh nghiệp, thu nhập của khách hàng cá nhân và mức độ gắn kết của khách hàng với Ngân hàng để có mức giảm lãi suất phù hợp cho khách hàng cá nhân và donah nghiệp đang vay tại ACB.

Trong bối cảnh tình hình dịch bệnh bùng phát, nhiều khách hàng gặp khó khăn, chính vì vậy từ ngày 21.4.2020, Sacombank Tây Ninh đã có mức điều chỉnh giảm lãi suất cho vay hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn. Chi nhánh áp dụng lãi suất giảm tối đa 1%/năm tuỳ đối tượng như: Khách hàng trong lĩnh vực kinh doanh…

Bên cạnh chính sách giảm lãi suất tiền vay, nhiều ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh đã tiến hành miễn phí hoặc giảm phí đối với nhiều loại dịch vụ như: chuyển tiền, mở tài khoản, đăng ký tin nhắn…

Theo một doanh nghiệp chế biến mì trên địa bàn TP.Tây Ninh cho biết, chính sách miễn, giảm các loại phí dịch vụ, nhất là chính sách giảm lãi suất của các ngân hàng có ý nghĩa rất lớn đối với doanh nghiệp. Dù các khoản phí, lãi suất được giảm không quá lớn, khó bù đắp được thiệt hại do dịch Covid-19 gây ra nhưng có tác dụng động viên, khuyến khích doanh nghiệp duy trì sản xuất, kinh doanh trong bối cảnh khó khăn.

Bên cạnh việc hỗ trợ khách hàng, Ngân hàng nhà nước chi nhánh Tây Ninh cũng yêu cầu các tổ chức tín dụng phải bảo đảm yêu cầu pháp lý, kiểm soát chặt chẽ các khoản vay, hạn chế cho vay đối với những lĩnh vực, ngành nghề tạo sự phát triển ảo, thiếu bền vững, ảnh hưởng đến an toàn tín dụng.

Nhi Trần

Tin cùng chuyên mục