Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Tây Ninh: Tập trung cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư
Thứ tư: 09:14 ngày 24/07/2024

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTNO) - Chiều 23.7, Ban Chỉ đạo thu ngân sách tỉnh Tây Ninh tổ chức hội nghị đánh giá tình hình thực hiện thu ngân sách Nhà nước (NSNN) quý II, 7 tháng đầu năm 2024 và góp ý các giải pháp thực hiện dự toán thu ngân sách trong những tháng cuối năm. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Văn Thắng- Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì hội nghị.

Ban Chỉ đạo thu ngân sách tỉnh họp đánh giá tình hình thực hiện thu NSNN quý II và góp ý các giải pháp thực hiện dự toán thu ngân sách trong những tháng cuối năm.

Trong 6 tháng đầu năm 2024, kết quả thực hiện thu NSNN của tỉnh là 6.378,8 tỷ đồng, so dự toán Chính phủ giao đạt 58,4%; so dự toán UBND tỉnh giao đạt 57,5%- tăng 15% so cùng kỳ năm 2023.

Trong đó, thu nội địa 5.493,4 tỷ đồng, so dự toán Chính phủ giao đạt 55,9%; so dự toán UBND tỉnh giao đạt 55,5%. Thu từ hoạt động xuất nhập khẩu 885,4 tỷ đồng, đạt 80,5% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao; so với dự toán HĐND, UBND tỉnh giao đạt 73,8%- tăng 24% so với cùng kỳ.

Tình hình thu NSNN 6 tháng đầu năm 2024 đạt kết quả khả quan, nền kinh tế địa phương có dấu hiệu phục hồi. Ngay từ đầu năm, ngành Thuế đã chủ động tham mưu UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo thu ngân sách tỉnh chỉ đạo các ban, ngành từ tỉnh đến huyện, thị xã, thành phố và các xã, phường thường xuyên phối hợp ngành Thuế trong quản lý người nộp thuế, khai thác nguồn thu, chống thất thu NSNN; bảo đảm thu đúng, đủ, kịp thời. Trong thu nội địa, có 11/15 khoản thu đạt trên 50% so dự toán thu NSNN UBND tỉnh giao năm 2024; có 13/15 khoản thu, sắc thuế tăng so với cùng kỳ năm 2023.

Ông Võ Hồng Sang- Chủ tịch UBND huyện Tân Châu phát biểu tại hội nghị.

Xác định tầm quan trọng của doanh nghiệp trong phát triển kinh tế - xã hội, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Văn Thắng nhấn mạnh, nhiệm vụ đầu tiên mà các ngành, địa phương phải tập trung là tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, thu hút được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước... từ đó, mới có thể phát triển kinh tế - xã hội địa phương, thực hiện tốt nhiệm vụ thu NSNN. Do đó, các ngành, các cấp, cả hệ thống chính trị phải vào cuộc với tinh thần tích cực, khẩn trương và quyết liệt nhất. 

Công nhân làm việc tại một doanh nghiệp về thực phẩm (Khu công nghiệp Trảng Bàng).

Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các ngành, địa phương thực hiện quản lý tốt thị trường giá cả; chống thất thu; huy động đúng, đủ các nguồn thu vào ngân sách; tập trung giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản, đây là một trong những nhân tố rất quan trọng để hoàn thành mục tiêu tăng trưởng kinh tế chung. 

Trúc Ly

Tin cùng chuyên mục