Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Tây Ninh: Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất đạt nhiều kết quả tích cực
Thứ năm: 03:30 ngày 26/11/2020

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTNO) - Thời gian qua, nhiều mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đạt nhiều kết quả tích cực, góp phần gia tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất đáp ứng yêu cầu thay đổi, đa dạng hoá thị trường; nâng tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt trên 25,2% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh.

Áp dụng cơ giới hóa trong chăn nuôi bò thịt.

Đối với lĩnh vực trồng trọt, việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất dần đi vào thực tế. Một số chương trình ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ tin học, kỹ thuật công nghệ, thiết bị tiên tiến trong trồng trọt được đẩy mạnh chuyển giao, ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp như: bẫy đèn bắt côn trùng, bẫy sinh học dẫn dụ ruồi đục trái mãng cầu, ong ký sinh trị rệp sáp trên cây mì….

Ngoài ra, phát triển nông nghiệp sạch cũng ngày càng được chú trọng, hiện Tây Ninh đã hỗ trợ chứng nhận sản xuất rau đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP cho 367,55ha; trên 1.2275 ha diện tích cây ăn trái được cấp chứng nhận VietGAP; 1.986 ha vùng lúa chất lượng cao đạt chuẩn VietGAP, với 42 tổ liên kết.

Chăn nuôi vịt trên sàn giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Thời gian qua, ngành nông nghiệp đã đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp và người sản xuất đăng ký mã số vùng trồng đối với nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc gồm 95 vùng trồng với diện tích 4.739ha và 21 cơ sở đóng gói trái cây; triển khai cho 90 hộ với diện tích hơn 1.000 ha ứng dụng phần mềm truy xuất nguồn gốc KIPUS; hỗ trợ 5 cơ sở được cấp mã QR và tem truy xuất nguồn gốc…từ đó đã tạo động lực thúc đẩy phát triển nông nghiệp.

Đối với lĩnh vực chăn nuôi, cơ cấu chăn nuôi tiếp tục chuyển dịch từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung, bảo đảm an toàn sinh học, phát triển khá mạnh theo mô hình trang trại lạnh, quy mô lớn, chăn nuôi khép kín có bước tăng trưởng vượt bậc. Đến năm 2020, tỷ lệ chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng trang trại tập trung công nghiệp, bán công nghiệp chiếm 70% so với tổng đàn.

Chăn nuôi bò sữa tại trang trại bò sữa Vinamilk

Cơ cấu giống vật nuôi ngày càng được cải thiện, nâng cao năng suất, chất lượng góp phần tăng hiệu quả sản xuất và khả năng cạnh tranh sản phẩm. Hiện toàn tỉnh có 1 trang trại bò sữa Vinamilk đạt chuẩn GlobalGAP với 8.000 con, nằm trong hệ thống trang trại chuẩn GlobalGAP lớn nhất Châu Á của Vinamilk và được ứng dụng công nghệ 4.0 một cách toàn diện.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có nhiều mô hình chăn nuôi có giá trị gia tăng gắn ứng dụng công nghệ cao góp phần tăng giá trị và thu nhập cho người dân đang được triển khai nhân rộng như: hệ thống làm mát Cooling pad để điều chỉnh nhiệt độ; hệ thống phân phối thức ăn, nước uống tự động; sử dụng robot đẩy thức ăn; dàn vắt sữa tự động; sử dụng công nghệ thông tin trong quản lý trang trại…

Việc chăn nuôi theo mô hình tập trung sẽ giúp người chăn nuôi vừa tiết kiệm được chi phí sản xuất, chủ động được trong công tác tiêm phòng, giảm thiểu bệnh tật, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững hơn.

Nhi Trần

Tin cùng chuyên mục