Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Giao ban trực tuyến ngành Kế hoạch và Đầu tư:
Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho sản xuất kinh doanh, thực hiện tốt các mục tiêu phát triển KT-XH
Thứ tư: 19:34 ngày 29/07/2020

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTNO) - Ngày 28.7, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức hội nghị giao ban trực tuyến ngành Kế hoạch và Đầu tư. Hội nghị nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thực hiện tốt các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng chủ trì hội nghị tại điểm cầu Hà Nội. Tham dự hội nghị ở điểm cầu Tây Ninh có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Mạnh Hùng; Phó Trưởng đoàn phụ trách Đoàn ĐBQH đơn vị tỉnh Tây Ninh Huỳnh Thanh Phương; lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư cùng các sở, ngành có liên quan.

Lãnh đạo tỉnh Tây Ninh tham dự hội nghị.

Trong 6 tháng đầu năm 2020, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã trình Quốc hội thông qua 3 luật và 3 Nghị quyết; triển khai thực hiện tốt và hoàn thành các nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao trong Ccương trình công tác cũng như giao bổ sung.

100% các đề án, báo cáo do Bộ chủ trì xây dựng được báo cáo đúng hạn, công tác thực hiện đều bám sát các chương trình hành động của Chính phủ thực hiện các Nghị quyết của Đảng, của Quốc hội, lấy người dân và doanh nghiệp làm đối tượng phục vụ với chủ đề hành động năm 2020 của Chính phủ là “Kỷ cương, liêm chính, hành động, trách nhiệm, sáng tạo, hiệu quả”.

Trước tác động của đại dịch Covid-19, Bộ đã chủ động theo dõi sát sao, phân tích thường xuyên, liên tục; đánh giá và dự báo tình hình để kịp thời đề xuất những nhiệm vụ, giải pháp chính xác, hiệu quả để tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong điều hành phát triển kinh tế - xã hội.

Bộ đã xây dựng, hoàn thiện thể chế, rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung những văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý, nhất là các thể chế liên quan đến cơ cấu lại nền kinh tế, đối mới mô hình tăng trưởng; nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế. Tập trung tháo gỡ khó khăn trong sản xuất, kinh doanh và đầu tư; đề xuất các giải pháp, chính sách nhằm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp; khuyến khích khởi nghiệp, sáng tạo, khắc phục tác động của đại dịch Covid-19, đồng thời tận dụng mọi cơ hội, để phục hồi và phát triển bền vững nền kinh tế.

Tính đến hết tháng 6.2020, vốn ODA và vốn vay ưu đãi ký kết ước đạt khoảng 545,22 triệu USD; lũy kế giải ngân ước đạt 919,6 triệu USD. Về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 15,67 tỷ USD, bằng 84,9% so với cùng kỳ năm 2019; giải ngân ước đạt 8,65 tỷ USD, bằng 95,1% so với cùng kỳ năm 2019.

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng đến nhiều phương diện của toàn xã hội thì đấu thầu qua mạng có bước tiến vượt bậc khi số lượng gói thầu áp dụng đấu thầu qua mạng đạt 38.388 gói với tổng giá trị gói thầu là 112.656 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 50,3%, tãng gấp hơn 2 lần năm 2019 (năm 2019 chỉ đạt tỷ lệ 34,2% về số lượng, 20,8% về tổng giá trị các gói thầu).

Như vậy, so với chỉ tiêu Chính phủ quy định tại Nghị quyết số 01/2020, đấu thầu qua mạng đã vượt 135% về tỷ lệ số lượng và 200% về tổng giá trị gói thầu. Số lượng người sử dụng hệ thống, số lượng bên mời thầu/nhà thầu tham gia đấu thầu qua mạng cũng tăng hơn gấp 2 lần so với năm 2019.

Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công 6 tháng đầu năm đã cao hơn so với cùng kỳ nhưng vẫn chưa đạt yêu cầu đề ra, ước đạt 156 nghìn tỷ đồng, bằng 33,1% kế hoạch; giải ngân vốn nước ngoài vẫn chậm, ước đạt 10,2% kế hoạch.

Tại hội nghị, lãnh đạo Vụ Kinh tế địa phương và lãnh thổ, Vụ Pháp chế, Vụ Quản lý quy hoạch đã trình bày các tham luận về hướng dẫn công tác xây dựng kế hoạch đầu tư công 2021 và giai 2021 – 2025; công tác xây dựng thể chế, pháp luật 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ, giải pháp 6 tháng cuối năm 2020; tình hình triển khai thi hành luật quy hoạch và các giải pháp trong thời gian tới.

Lãnh đạo của các địa phương như Hải Phòng, Cần thơ, Lào Cai, Vĩnh Phúc, Đồng Nai, Thừa Thiên Huế, TP. HCM, Đắk Lắk đã báo cáo kết quả 6 tháng đầu năm, nêu những khó khăn của địa phương cũng như đề xuất các kiến nghị.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đề nghị thời gian tới, các địa phương, các cơ quan Trung ương cần tiếp tục đổi mới công tác hoàn thiện thể chế hơn nữa theo tinh thần đổi mới, tháo gỡ mọi khó khăn, vướng mắc hiện nay vì lợi ích chung của đất nước, thuận lợi của người dân, doanh nghiệp và cần có những phương cách đổi mới, sáng tạo để  phổ biến ngay các quy định mới của pháp luật. Tiếp tục rà soát, cắt giảm triệt để các thủ tục hành chính đang còn chồng chéo, vướng mắc, không cần thiết trong sản xuất, kinh doanh thuộc thẩm quyền của mình.

Đối với các đơn vị trong bộ, cần tổ chức đánh giá, tổng kết một số luật như Luật Thống kê, Luật Đấu thầu...; xây dựng và hoàn thiện các văn bản hướng dẫn các luật mới; tổ chức ngay các chương trình phổ biến, giải đáp thắc mắc kịp thời.

Bên cạnh đó, tham mưu điều hành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của năm 2020 và xây dựng kế hoạch của năm 2021; quyết liệt đẩy nhanh việc phê duyệt hồ sơ các dự án đầu tư đang còn tồn đọng; kiểm điểm xử lý nghiêm trách nhiệm các tập thể liên quan đến gây khó khăn, nhũng nhiễu cho quá trình xử lý công vụ; cử các đầu mối cũng như thiết lập các đường dây nóng để tiếp nhận kiến nghị của người dân, doanh nghiệp, kịp thời xử lý hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định.

Rà soát lại từng nhiệm vụ, biện pháp để tạo điều kiện cho sản xuất kinh doanh, nhất là thu hút đầu tư phát triển, đẩy nhanh tiến độ xử lý, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh. Tập trung đẩy nhanh và thực hiện giải ngân vốn đầu tư công, bám sát vào tiến độ thực hiện của từng dự án để có chỉ đạo kịp thời…

TRÚC LY

Tin cùng chuyên mục