Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí:
Thêm nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội
Thứ sáu: 00:18 ngày 01/04/2022

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTN) - Lãnh đạo UBND tỉnh cho biết, việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu THTK,CLP của tỉnh được thực hiện theo định hướng, chủ trương của Đảng, quy định của pháp luật, xác định đây là nhiệm vụ quan trọng, xuyên suốt cả nhiệm kỳ công tác.

Giai đoạn 2016-2021, kinh phí tiết kiệm từ lĩnh vực chi đầu tư phát triển là trên 1.492 tỷ đồng (Trong ảnh: Thi công một tuyến đường trên địa bàn thị xã Trảng Bàng)

Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (THTK,CLP) giai đoạn 2016-2021 là chuyên đề được Quốc hội chọn để giám sát tối cao trong năm 2022. Vừa qua, Đoàn ĐBQH tỉnh đã thành lập đoàn giám sát trực tiếp về nội dung này tại huyện Dương Minh Châu, thị xã Hoà Thành, Sở Tài Nguyên và Môi trường, UBND tỉnh.

TIẾT KIỆM HƠN 4.600 TỶ ĐỒNG

Đây là con s mà tnh Tây Ninh đã thc hin tiết kim được trong giai đon 2016-2021. Trong đó, kinh phí tiết kim t lĩnh vc chi đầu tư phát trin trên 1.492 t đồng và tiết kim chi thường xuyên trên 3.179 t đồng. Lãnh đạo UBND tnh cho biết, vic lãnh đạo, ch đạo thc hin các mc tiêu, ch tiêu THTK,CLP của tỉnh được thực hiện theo định hướng, chủ trương của Đảng, quy định của pháp luật, xác định đây là nhiệm vụ quan trọng, xuyên suốt cả nhiệm kỳ công tác.

UBND tỉnh ban hành Chương trình THTK,CLP giai đoạn 2016-2020 và hằng năm làm căn cứ cho các cơ quan, đơn vị trong việc xây dựng Chương trình THTK,CLP và tổ chức thực hiện. Trong chương trình có những chỉ tiêu cụ thể, xác định trọng tâm, trọng điểm cần tập trung, gắn với đặc thù của cơ quan, đơn vị để thực hiện thiết thực, khả thi.

5 năm qua, kỷ luật, kỷ cương tài chính ngân sách Nhà nước được siết chặt, điều hành chi ngân sách của tỉnh được thực hiện trong phạm vi dự toán được duyệt, thực hiện kiểm soát chi chặt chẽ bảo đảm theo đúng tiêu chuẩn, định mức, chế độ nhà nước quy định.

Điều hành chi thường xuyên linh hoạt nhằm bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ chi cần thiết, cấp bách trong điều kiện nguồn thu cân đối ngân sách b nh hưởng do dch bnh Covid-19. Cụ thể như: cắt giảm tối thiểu 50% kinh phí hội nghị, đi công tác trong, ngoài nước và tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên còn lại theo Nghị quyết số 58/NQ-CP của Chính phủ; điều chỉnh giảm các nhiệm vụ chi chưa thật sự cần thiết, huy động thu từ Quỹ Dự trữ tài chính địa phương để tập trung nguồn bảo đảm công tác phòng, chống dịch Covid-19, nỗ lực cao nhất để kiểm soát dịch bệnh, bảo đảm an sinh xã hội, ổn định đời sống nhân dân.

Đối vi vn đề qun lý, s dng tài nguyên đất đai- ni dung được đoàn giám sát rt quan tâm, theo báo cáo ca UBND tnh, 5 năm qua, tnh đã ban hành các quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyn mc đích s dng đất cho các t chc, đơn v được thc hin trên cơ s quy hoch, kế hoch s dng đất được phê duyt và đáp ng nhu cu s dng đất ca các ngành, t chc.

Qua đó, quỹ đất được khai thác hiệu quả, hợp lý, bảo đảm phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, góp phần đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên địa bàn; đã khắc phục việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất một cách tràn lan, tránh tình trạng sử dụng đất lãng phí, kém hiệu quả.

Tuy nhiên, vẫn còn có dự án chậm đưa đất vào sử dụng, tiến độ sử dụng đất chậm hoặc đầu tư dở dang, sử dụng đất không hiệu quả, cụ thể: Dự án đầu tư khu giải trí sinh thái Châu Thành của Công ty TNHH MTV Phương Trinh Hiếu Toàn, diện tích 8,334 ha tại thị trấn huyện Châu Thành, Dự án xây dựng nhà máy sản xuất, gia công nến điện tử và nguyên phụ liệu dùng trong nến của Công ty XNK thương mại Toàn Cầu Song Toàn Cầu, diện tích 2,07 ha tại xã Hưng Thuận, thị xã Trảng Bàng.

Để khắc phục, chấn chỉnh vấn đề trên, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành, địa phương liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra đối với các dự án, công trình không sử dụng đất hoặc chậm tiến độ đưa đất vào sử dụng, để hoang hoá gây lãng phí.

NHIỀU GIẢI PHÁP THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ

Qua giám sát cho thấy, THTK,CLP nhìn chung đều được các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh thực hiện đồng bộ các giải pháp, từ siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính ngân sách Nhà nước, đổi mới cơ chế quản lý tài chính, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, ứng dụng công nghệ thông tin… cho đến những việc nhỏ như sử dụng tiết kiệm chi phí quản lý hành chính.

Riêng tổng kinh phí tiết kiệm chi quản lý hành chính toàn tỉnh giai đoạn 2016-2021 là trên 167,6 tỷ đồng. Thực hiện khoán chi hành chính, ý thức tiết kiệm trong chi tiêu công quỹ, sử dụng điện, nước, điện thoại, xăng dầu công tác của cán bộ, công chức và người lao động toàn tỉnh được nâng lên.

Làm rõ thêm nội dung đoàn giám sát nêu “có hay không tình trạng lãng phí nguồn lực đầu tư đối với dự án đường Đất Sét - Bến Củi?”, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Văn Thắng cho biết: dự án này có tổng mức đầu tư 517 tỷ đồng, trong quá trình triển khai, tỉnh thực hiện điều chỉnh dự án cho phù hợp với thực tế. Vốn đầu tư qua các lần điều chỉnh vẫn không thay đổi; tỉnh phối hợp UBND tỉnh Bình Dương làm cầu mới để rút ngắn khoảng cách, kết nối Tây Ninh - Bình Dương.

Điều chỉnh này là căn cứ vào tình hình thực tế và mang hiệu quả lâu dài. Về tiền đền bù giải phóng mặt bằng (GPMB), ban đầu đơn vị tư vấn xác định tổng chi phí đền bù dự án này là 699 tỷ đồng, UBND tỉnh thấy mức này không phù hợp, yêu cầu làm lại theo hướng lấy bảng giá Nhà nước nhân hệ số K. Tiền đền bù GPMB theo đó đã giảm xuống còn 150 tỷ đồng, giảm 4 lần so với ban đầu. Đến nay, đền bù gii phóng mt bng d án này ch còn liên quan đến 12 hộ thuộc diện tái định cư, sẽ sớm được giải quyết để thi công thông suốt toàn tuyến.

Để THTK,CLP hiu qu hơn, Phó Ch tch UBND tnh Dương Văn Thng nêu mt s kiến ngh ca tnh đối vi Chính ph và b, ngành Trung ương. Tnh kiến ngh Chính ph ch đạo các b, ngành khn trương lp phương án rà soát sp xếp tr s nhà đất trình cp có thm quyn phê duyt để x lý tr s nhà đất dôi dư theo các hình thc phù hp, tránh lãng phí trong vic qun lý tài sn công.

Đề ngh B Y tế sa đổi, b sung Thông tư s 07/2020/TT-BYT ngày 14.5.2020 (ni dung xe chuyên dùng khác) để các địa phương có cơ sở tham mưu ban hành tiêu chuẩn định mức sử dụng xe chuyên dùng ngành Y tế. Bổ sung khoản 6, Điều 3 Luật THTK,CLP năm 2013 thành tài nguyên thiên nhiên và các tài nguyên khác.

Tài nguyên khác cụ thể là kho số; theo đó có hướng khai thác hiu qu (thông qua đấu thu) kho s đẹp s đin thoi, bin s xe để to thêm ngun lc cho xã hi. Tnh kiến ngh Trung ương v vic các d án năng lượng mt tri đã đầu tư, vn hành khai thác nhưng b hn chế ngun cung, dn đến lãng phí ngun lc ca nhà đầu tư và xã hi.

Trên cơ sở giám sát trực tiếp và qua báo cáo của các sở, ngành, địa phương và UBND tỉnh, Đoàn ĐBQH Tây Ninh sẽ tổng hợp báo cáo Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tổng hợp chung, góp phần hoàn thiện pháp luật về THTK,CLP trong thời gian tới.

Tại các nơi giám sát, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Phạm Hùng Thái đều nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của chương trình giám sát THTK,CLP, coi đây cũng là dịp để nâng cao nhận thức về nội dung này.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Phạm Hùng Thái nhấn mạnh: “Lãng phí và tham nhũng gắn liền với nhau, nếu so sánh tính chất, mức độ ảnh hưởng do lãng phí gây ra nhiều khi còn lớn hơn so với tham nhũng.

Đơn cử như công tác quy hoạch, nếu thực hiện tốt, kịp thời, chặt chẽ có thể trở thành động lực rất lớn cho sự phát triển. Ngược lại, nếu quy hoạch không phù hợp, quy hoạch treo sẽ không tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, gây lãng phí rất lớn cho nguồn lực xã hội. THTK,CLP là nhim v thường xuyên, bt buc phi thc hin đối vi mi cơ quan, đơn v, địa phương và phi tr thành thói quen đối vi mi cán b, công chc, viên chc, người lao động.

Qua đợt giám sát cũng cho thấy các địa phương, sở, ngành và UBND tỉnh quan tâm triển khai nhiều giải pháp THTK,CLP và có kết qu nhưng khâu báo cáo còn hn chế. Mt s địa phương thc hin chm so vi yêu cu; có nhng cơ quan, đơn v THTK,CLP tốt nhưng báo cáo lại chưa làm nổi bật kết quả.

Tại những nơi giám sát trực tiếp, đoàn giám sát đều đề nghị các sở, ngành, địa phương, UBND tỉnh bổ sung, hoàn thiện báo cáo, báo cáo đúng trọng tâm các vấn đề đoàn giám sát yêu cầu và bảo đảm thời gian nộp báo cáo cho Đoàn ĐBQH tổng hợp.

PHƯƠNG THUÝ

Tin cùng chuyên mục
Ý kiến bạn đọc
Báo Tây Ninh