Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Thiết bị cấy ghép não giúp bệnh nhân bị liệt có thể đi lại
Thứ sáu: 17:48 ngày 05/10/2018

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Thiết bị đọc được tín hiệu não và truyền đến khung bên ngoài gắn liền với tay chân, giúp người bị liệt có thể đi lại.

Theo ABC, các nhà nghiên cứu Australia đã phát minh một thiết bị cấy ghép não có thể nhận các tần số điện mạnh phát ra từ não mã hóa vào máy tính được cấy vào vai. Sau đó, máy tính sẽ gửi tín hiệu đến bộ chân tay robot gắn bên ngoài để giúp bệnh nhân có thể di chuyển. Nghiên cứu của các nhà khoa học đã được thử nghiệm thành công trên cừu và công bố trên tạp chí Nature Biotechnology.

Tiến sĩ Thomas Oxley, nhà thần kinh học của Đại học Melbourne, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết đây không phải là công nghệ đầu tiên giúp người liệt có thể vận động chân tay từ các tín hiệu ở não bộ. Tuy nhiên đây là thiết bị không dây đầu tiên trên thế giới điều khiển não bộ được cấy vào cơ thể một cách đơn giản, ít xâm lấn nhất.

Thiết bị sẽ được cấy ghép nằm bên trong một mạch máu bên cạnh não. Ảnh: ABC

"Thiết bị có đường kính 3 mm gồm 12 điện cực làm bằng hợp kim nitinol. Nó được đưa vào thông qua một ống thông tĩnh mạch ở cổ và đẩy lên vỏ não. Quá trình này tránh được phẫu thuật mở não nguy hiểm, thời gian thực hiện trong vài giờ thay vì tính bằng ngày", tiến sĩ Oxley mô tả.

 

Sau khi cấy ghép, thiết bị ghi lại các tín hiệu não, giải mã và truyền qua một thiết bị khác cấy vào vai người bệnh. Ảnh: ABC

Thiết bị đã trải qua hàng trăm thay đổi thiết kế trước khi các nhà nghiên cứu hài lòng đáp ứng yêu cầu của họ về ánh sáng, linh hoạt, tương thích sinh học và đủ nhỏ để được luồn vào một mạch máu.

Tiến sĩ Oxley cũng cho biết, việc điều khiển chúng cũng không đơn giản, nó giống như bạn phải học chơi một môn thể thao mới. Bên cạnh hỗ trợ người liệt vận động thiết bị có thể giúp người bị bệnh động kinh ghi lại hoạt động não và dự đoán một cơn động kinh sắp tới, hay hỗ trợ người bệnh trong các rối loạn như bệnh Parkinson, trầm cảm...

Bộ khung tay chân robot bên ngoài giúp bệnh nhân có thể di chuyển dễ dàng hơn. Ảnh: AL

"Chúng tôi có thể tạo ra thiết bị xâm lấn tối thiểu duy nhất trên thế giới được cấy vào mạch máu trong não thông qua quy trình đơn giản. Điều đó giải quyết nhiều vấn đề kỹ thuật giúp bệnh nhân an toàn khi các điện cực bên trong não, trong một mạch máu mà không xảy ra bất kỳ nguy cơ gây hại nào", tiến sĩ nói.

Nghiên cứu này nhận được sự tài trợ của Chính phủ Australia và quân đội Mỹ, nếu các thử nghiệm thành công, các nhà nghiên cứu hy vọng sẽ đưa thiết bị ra thị trường vào năm 2020.

Nguồn VNE

Tin cùng chuyên mục
Ý kiến bạn đọc
Báo Tây Ninh