Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Thời điểm trong ngày không nên ăn khoai lang
Thứ hai: 08:27 ngày 22/04/2024

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Khoai lang giàu chất dinh dưỡng nhưng không nên ăn khoai lang vào thời điểm này để bảo vệ sức khỏe.

Bên cạnh trứng, rau xanh và trái cây thì khoai lang cũng được coi là một trong những thực phẩm lành mạnh bậc nhất. Khoai lang thường xuyên xuất hiện trong danh sách các thực phẩm giảm cân, tăng cường tuổi thọ được chuyên gia khuyên dùng. Khoai lang dù bổ dưỡng xong không phải ăn lúc nào cũng tốt.

Khoai lang được mệnh danh là "siêu thực phẩm" vì giàu chất dinh dưỡng. Trung bình một củ khoai lang có 112 calo, 0,07 gram chất béo, 26 gram carbohydrate, 2 gram chất đạm, 3,9 gram chất xơ và nhiều loại vitamin khoáng chất khác như vitamin nhóm B, canxi, sắt, mangan, magiê.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thời điểm "vàng" nên ăn khoai lang là vào buổi sáng. Ăn vào thời điểm này sẽ giúp cơ thể hấp thụ trọn vẹn dinh dưỡng, giúp bổ sung năng lượng cho ngày mới, giúp đẹp da, ngừa ung thư, tim mạch đột quỵ. Ăn khoai lang vào thời điểm này cũng giúp cân hiệu quả cho những người sợ béo. Vậy thời điểm nào trong ngày không nên ăn khoai lang?

Thời điểm trong ngày không nên ăn khoai lang

- Không ăn vào buổi tối: Dễ gây trào ngược axit dạ dày. Đặc biệt với những người có dạ dày yếu hoặc người cao tuổi sẽ phải đối mặt với tình trạng đầy bụng, khó tiêu, mất ngủ.

- Không ăn khoai lang khi đói: Khoai lang chứa chất đường, ăn nhiều khi bụng đói sẽ gây tăng tiết dịch vị làm nóng ruột, ợ chua, sinh hơi trướng bụng. Để tránh tình trạng này, khoai phải được nấu, luộc, nướng thật chín kỹ.


Những thời điểm trong ngày không nên ăn khoai lang. (Ảnh: Pixabay)

Những lưu ý khác khi ăn khoai lang

Khi ăn khoai lang cũng cần lưu ý những điều này để không gây những hậu quả xấu cho sức khỏe. 

Không nên ăn khoai sống

Theo lương y Bùi Đắc Sáng, không nên ăn khoai lang sống vì nếu không bị nhiệt phá hủy thì màng tế bào tinh bột của khoai lang sẽ rất khó tiêu hóa trong cơ thể.

Đồng thời khi luộc khoai các enzyme trong khoai sẽ bị phân hủy, nên sau khi ăn sẽ không xuất hiện tình trạng đầy hơi, ợ chua, ợ hơi, buồn nôn.

Không ăn quá nhiều

Trang Foodrevolution khuyến cáo, dù bạn có thèm khoai lang đến mức nào chăng nữa, cũng chỉ được tự cho phép mình ăn trong giới hạn “dưới ba lạng” khoai lang mà thôi. Khoai lang dễ khiến đường tiêu hóa sản sinh một lượng lớn carbon dioxide (CO2), khi ăn quá nhiều sẽ bị đầy hơi và ợ hơi.

Tốt nhất bạn đừng ăn quá nhiều khi đói và chỉ ăn mỗi khoai lang không. Khi đó, dạ dày sẽ dễ dàng kích thích sự bài tiết axit dạ dày, có thể dẫn đến cảm giác khó chịu ở bụng.

Không ăn hồng với khoai lang

Khoai lang và quả hồng không nên ăn cùng với nhau, ít nhất nên cách nhau khoảng 5h trở lên. Nếu ăn cùng, lượng đường trong khoai lang sẽ lên men trong dạ dày, khiến dịch vị dạ dày tiết ra nhiều hơn, phản ứng với chất tannin và pectin trong quả hồng sẽ gây ra sự kết tủa, nghiêm trọng hơn có thể khiến xuất huyết dạ dày hoặc viêm loét dạ dày.

Nguồn vtcnews (tổng hợp)

data:
Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục
Ý kiến bạn đọc
Báo Tây Ninh