Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Nghị quyết của Quốc hội là cơ sở pháp lý để gỡ điểm nghẽn tại dự nhà ở thương mại đang ách tắc
Thứ năm: 04:30 ngày 26/12/2024

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Theo Uỷ viên Ban Thường vụ Thành uỷ, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Trọng Đông, Nghị quyết số 171/2024/QH15 là cơ sở pháp lý quan trọng để giải quyết điểm nghẽn chính về vướng mắc tại các dự nhà ở thương mại đang ách tắc.

Chiều 25/12, đã diễn ra Hội nghị quán triệt, triển khai thi hành các Luật, Nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì hội nghị.

Hội nghị do Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan liên quan tổ chức, được kết nối trực tuyến toàn quốc từ trụ sở Chính phủ tới trụ sở UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương.

Cùng dự có Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tưởng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội, lãnh đạo các ban, bộ, ngành, cơ quan Trung ương và các địa phương.

Các đại biểu tham dự hội nghị tại điểm cầu trụ sở Chính phủ - Ảnh: Quochoi.vn

Hội nghị đã nghe báo cáo của Chính phủ về tình hình tổ chức triển khai thi hành các luật, nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV; lãnh đạo các ban, bộ, ngành, cơ quan Trung ương và địa phương báo cáo tham luận, phát biểu ý kiến.

Tại điểm cầu UBND TP Hà Nội, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Trọng Đông đã trình bày tham luận về tác động của chính sách thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất trong công tác quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn TP trong thời gian tới.

Nhiều dự án vẫn ở tình trạng "án binh bất động" chờ tháo gỡ

Theo đó, Hà Nội là địa phương đông dân thứ hai của cả nước và có mật độ dân số cao thứ 2 trong 63 tỉnh, TP trực thuộc Trung ương. Mật độ dân số của Hà Nội năm 2023 cao gấp 8,4 lần so với mật độ dân số cả nước; trung bình mỗi năm, dân số Thủ đô tăng lên khoảng 200.000 người. Với mức độ tăng dân số gia tăng như vậy đang tạo áp lực rất lớn lên hệ thống cơ sở hạ tầng giáo dục, y tế, giao thông đô thị, môi trường, văn minh đô thị và đặc biệt là vấn đề nhà ở của Thủ đô.

Theo Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội, để đáp ứng nhu cầu về nhà ở của người dân (dự kiến mật độ dân số đến năm 2025 là 3.119 người/km² và đến năm 2030 là 3.557 người/km²), TP Hà Nội đã chủ động, tích cực triển khai nhiều chương trình, kế hoạch để kêu gọi các doanh nghiệp tham gia đầu tư xây dựng các dự án nhà ở thương mại thông qua các hình thức: đấu giá quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất và cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với người sử dụng đất đang có quyền sử dụng đất.

Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến - Ảnh: Quochoi.vn

Cùng với đó, TP đã ban hành các chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở, nhà ở xã hội trên địa bàn, tạo nguồn cung phục vụ nhu cầu của Nhân dân như: phát triển nhà ở xã hội, nhà ở tái định cư, nhà ở thương mại, cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ...

Theo đó, TP đã hoàn thành 25 dự án nhà ở xã hội với 1.254.087m². Hiện có 57 dự án đang triển khai với 5.339.346m²; có 19 dự án nhà tái định cư đã hoàn thành với 371.656m² sàn tương ứng 4.684 căn hộ. Có 21 dự án nhà tái định cư đang triển khai (với khoảng 963.099m² sàn tương ứng 13.870 căn hộ).

Bên cạnh đó, hiện có 89 dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại đang triển khai với tổng diện tích khoảng 34.571.889m² sàn xây dựng nhà ở tương ứng 164.568 căn hộ;  đã có 4 dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ hoàn thành đưa vào sử dụng và 14 dự án đang triển khai thực hiện bằng nguồn vốn ngoài ngân sách.

Đồng thời, TP đã đầu tư 12 căn nhà bố trí làm nhà ở công vụ với tổng diện tích khoảng 963,08m² sàn. Triển khai xây dựng 10 dự án nhà ở sinh viên gồm 2 dự án ký túc xá tập trung và 8 dự án ký túc xá tại một số trường đại học...

Về vướng mắc, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Trọng Đông cho biết, kể từ ngày 1/7/2015 (Luật Nhà ở năm 2014 có hiệu lực thi hành), theo quy định tại Điều 23 Luật Nhà ở năm 2014 (được sửa đổi, bổ sung tại Luật Đầu tư năm 2020 và Luật số 03/2022/QH15) thì ngoài trường hợp đấu giá, đấu thầu, điều kiện sử dụng đất để thực hiện dự án nhà ở thương mại là đang có quyền sử dụng đất ở hoặc đất ở và đất khác; nhận chuyển quyền sử dụng đất ở. Điều này dẫn đến thị trường bất động sản trong thời gian vừa qua trên địa bàn TP Hà Nội gặp nhiều khó khăn, các doanh nghiệp khó đáp ứng các yêu cầu về loại đất và hoàn thiện pháp lý để triển khai đầu tư xây dựng nhà ở thương mại; nhiều dự án vẫn ở tình trạng "án binh bất động" chờ tháo gỡ.

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Trọng Đông phát biểu từ điểm cầu trụ sở UBND TP Hà Nội - Ảnh: Vân Hà

UBND TP không có cơ sở để chấp thuận, quyết định chủ trương đầu tư, giao đất cho nhà đầu tư thực hiện dự án. Từ đó, nguồn cung về quỹ nhà trên địa bàn TP, đặc biệt là quỹ nhà dành cho người có thu nhập cận thấp hiếm (hoặc giá thành quá cao so với thu nhập bình quân), trong khi tốc độ gia tăng dân số của Thủ đô ngày càng tăng nên nhu cầu về nhà ở là hết sức cấp thiết.

Giải quyết ách tắc tại nhiều dự án kinh doanh bất động sản

Từ những vướng mắc nêu trên, theo Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Trọng Đông, việc Quốc hội thông qua Nghị quyết số 171/2024/QH15 ngày 30/11/2024, là căn cứ, điều kiện pháp lý và thực tiễn để giải quyết ách tắc tại nhiều dự án kinh doanh bất động sản, tăng nguồn cung ra thị trường, làm tác động tích cực đến thị trường bất động sản và phát triển nhà ở trên địa bàn.

Cụ thể, Nghị quyết số 171/2024/QH15 là cơ sở pháp lý quan trọng để giải quyết điểm nghẽn chính về vướng mắc tại các dự nhà ở thương mại đang ách tắc. Dự kiến trên địa bàn TP sẽ tháo gỡ được khoảng 281 dự án với tổng diện tích khoảng 2.189,67ha và khoảng 3,15 triệu mét vuông sàn nhà ở.

Nghị quyết sẽ cụ thể hóa định hướng Quy hoạch Thủ đô, Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và định hướng các Quy hoạch phân khu đô thị đã được UBND TP phê duyệt;

Đồng thời, tạo điều kiện  khai thác hiệu quả quỹ đất, chống lãng phí nguồn lực đất đai theo đúng tinh thần chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm, Trung ương và Chính phủ; khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế của Thủ đô;

Hình thành các khu nhà ở theo hướng văn minh, hiện đại, đồng bộ với hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của khu vực; bảo vệ môi trường, đảm bảo công tác phòng cháy, chữa cháy và tạo được sự đồng thuận, hài lòng của Nhân dân.

Các điểm cầu được nối trực tuyến đến trụ sở Chính phủ - Ảnh: Quochoi.vn

Bên cạnh đó, Nghị quyết sẽ thúc đẩy thị trường bất động sản theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Chương trình phát triển nhà ở thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2030 của UBND TP. hành phố. Đến năm 2025, TP phấn đấu phát triển mới 22,5 triệu mét vuông sàn nhà ở riêng lẻ, khoảng 1,25 triệu mét vuông sàn nhà ở xã hội, 19,69 triệu mét vuông vuông sàn nhà ở thương mại... Góp phần tăng nguồn cung nhà ở nhằm đáp ứng phần nào nhu cầu của thị trường và kỳ vọng hạ giá bất động sản trong thời gian tới trên địa bàn TP. Qua đó giúp đảm bảo an ninh kinh tế trong lĩnh vực nhà ở và thị trường bất động sản, đảm bảo an sinh xã hội.

Để Nghị quyết sớm đi vào thực hiện, TP Hà Nội đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường sớm tham mưu Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Nghị quyết số 171/2024/QH15 (thực hiện khoản 2 Điều 5 của Nghị quyết).

"Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để TP triển khai các bước tiếp theo nhằm cụ thể hóa chủ trương, chính sách của Quốc hội trong việc thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất trên địa bàn TP" - Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Trọng Đông nhấn mạnh.

Nguồn Kinhtedothi 

data:
Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục