Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Thông qua nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước, lương cơ sở tăng từ 1-7-2020
Thứ tư: 11:34 ngày 13/11/2019

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Với 451 đại biểu tán thành (chiếm 99,3% tổng số đại biểu Quốc hội), chiều 12-11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua dự thảo Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2020.


Tỷ lệ đại biểu biểu quyết thông qua dự thảo Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2020.

Nghị quyết điều chỉnh cơ cấu vốn thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 của hai Chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó, tăng vốn ngoài nước và giảm vốn trong nước tương ứng là gần 3.600 tỷ đồng.

Số vốn 4.069 tỷ đồng còn lại chưa phân bổ trong tổng số 10.000 tỷ đồng từ nguồn điều chỉnh giảm nguồn vốn dự kiến bố trí cho các dự án quan trọng quốc gia của Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 được hòa chung với nguồn dự phòng chung của Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020…

Tại Điều 3, Nghị quyết giao Chính phủ thực hiện một số biện pháp điều hành nhiệm vụ tài chính - ngân sách năm 2020 với yêu cầu điều hành chính sách tài khóa chặt chẽ, hiệu quả, minh bạch; phối hợp đồng bộ, linh hoạt với chính sách tiền tệ nhằm tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; siết chặt kỷ luật, kỷ cương, tăng cường trách nhiệm người đứng đầu trong quản lý, sử dụng tài chính, ngân sách.

Đáng chú ý, mức lương cơ sở được điều chỉnh từ 1,49 triệu đồng/tháng lên 1,6 triệu đồng/tháng từ ngày 1-7-2029. Ngoài ra, các mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng theo quy định (đối tượng do ngân sách nhà nước bảo đảm) và trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng cũng được điều chỉnh tăng bằng mức tăng lương cơ sở.

Đối với ngân sách của các địa phương, phần kinh phí dành ra từ giảm chi hỗ trợ hoạt động thường xuyên trong lĩnh vực hành chính và hỗ trợ các đơn vị sự nghiệp công lập được sử dụng theo nguyên tắc: Dành 50% bổ sung nguồn cải cách tiền lương để thực hiện chi trả tiền lương tăng thêm do tăng mức lương cơ sở trong lĩnh vực hành chính và các lĩnh vực có đơn vị sự nghiệp; dành 50% còn lại thực hiện chi trả các chính sách an sinh xã hội do địa phương ban hành và tăng chi cho nhiệm vụ tăng cường cơ sở vật chất của lĩnh vực tương ứng. Việc quyết định chi cho từng nội dung do các địa phương quyết định theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

Ngân sách trung ương bảo đảm kinh phí điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng theo quy định (đối tượng do ngân sách nhà nước bảo đảm) và trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng; hỗ trợ nhu cầu điều chỉnh tiền lương tăng thêm cho các bộ, cơ quan trung ương và địa phương không cân đối được nguồn theo quy định của Chính phủ. 

Sau khi đã bảo đảm nhu cầu cải cách tiền lương, các địa phương chủ động sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư để thực hiện các chế độ, chính sách an sinh xã hội do trung ương ban hành. Ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương phần nhu cầu kinh phí còn thiếu theo quy định.

Nghị quyết đã thông qua dự toán NSNN năm 2020 với các mức tổng số thu chi; mức bội chi NSNN; mức bội chi ngân sách trung ương, ngân sách địa phương và tổng mức vay của NSNN như sau:

1. Tổng số thu ngân sách nhà nước là 1.512.300.000 triệu đồng.

2. Tổng số chi ngân sách nhà nước là 1.747.100.000 triệu đồng.

3. Mức bội chi ngân sách nhà nước là 234.800.000 triệu đồng, tương đương 3,44% tổng sản phẩm trong nước (GDP), gồm: Bội chi ngân sách trung ương là 217.800.000 triệu đồng, tương đương 3,2% GDP; bội chi ngân sách địa phương là 17.000.000 triệu đồng, tương đương 0,24% GDP.

4. Tổng mức vay của ngân sách nhà nước là 488.921.352 triệu đồng.

Nguồn hanoimoi

data:
Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục
Ý kiến bạn đọc
Báo Tây Ninh