Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Thông tin nào được tích hợp vào thẻ căn cước?
Chủ nhật: 09:24 ngày 14/04/2024

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Từ ngày 1-7, thẻ căn cước chính thức được đưa vào sử dụng, một số thông tin cần thiết cũng sẽ được tích hợp vào thẻ căn cước để tạo thuận lợi cho người dân.

Phản ánh đến Pháp Luật TP.HCM một số bạn đọc cho biết kể từ khi thẻ CCCD gắn chip ra đời, nhiều thông tin cho rằng thẻ sẽ giúp người dân không cần mang theo nhiều giấy tờ khi đi làm các thủ tục hành chính, giảm chi phí công chứng giấy tờ… bởi đã tích hợp được nhiều thông tin.

Tuy nhiên, thực tế vẫn còn nhiều vướng mắc trong việc áp dụng tích hợp thông tin đó, do vậy người dân chưa hoàn toàn được hưởng các tiện ích liên quan.

Bạn đọc hy vọng rằng sau khi Luật Căn cước được ban hành thay thế cho Luật Căn cước công dân, việc tích hợp các dữ liệu vào thẻ căn cước sẽ được phát huy hiệu quả, mang lại thuận tiện cho người dân.

Một số thông tin cần thiết sẽ được tích hợp vào thẻ căn cước. Ảnh: HUỲNH THƠ

Chưa hoàn toàn được sử dụng thay thế

Bạn đọc Huỳnh Mỹ Duyên (TP.HCM) chia sẻ, theo thông tin chị tìm hiểu CCCD gắn chip của công dân được tích hợp những thông tin như bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bằng lái xe, giấy phép lái xe… Tuy nhiên, đến nay chị vẫn chưa thấy những thông tin này hoàn toàn được áp dụng thay thế cho giấy tờ gốc.

“Thấy báo đài đăng tin, mọi người cũng truyền tai nhau rằng có CCCD gắn chip sẽ thay thế cho các loại giấy tờ vì nó đã được tích hợp vào đấy. Tuy nhiên, hiện nay tôi chỉ thấy ứng dụng VNeID có tích hợp thông tin chứ CCCD gắn chip thì chưa. Tôi còn được biết trước đây chưa có quy định cụ thể nào về việc tích hợp thông tin này nhưng kể từ 1-7, Luật Căn cước mới đã có quy định, không biết có chính xác hay không?” - bạn đọc Mỹ Duyên thắc mắc.

Tương tự, bạn đọc NTK cũng chia sẻ, từ khi ban hành quy định bỏ sổ hộ khẩu, vai trò của CCCD gắn chip lại càng quan trọng bởi thông tin về cư trú đã được tích hợp vào thẻ. Thế nhưng, việc tích hợp dường như vẫn chưa đầy đủ và việc chia sẻ đồng bộ vẫn chưa hoàn thiện khiến các cơ quan, tổ chức vẫn chưa thể vận dụng một cách hiệu quả.

"Theo tôi có lẽ do thời gian đầu triển khai còn nhiều bất cập nên một số cán bộ họ vẫn yêu cầu sổ hộ khẩu để làm việc thay vì chỉ cần CCCD gắn chip. Riêng thẻ BHYT hiện nay nhiều người đi khám chữa bệnh mà không cần mang theo, chỉ cần mang thẻ CCCD bởi nó đã được tích hợp. Còn với bằng lái xe, ngay cả tôi và một số người quen đã đến cơ quan công an để tích hợp vào CCCD nhưng đến nay trên hệ thống vẫn chưa hiển thị. Mong rằng trong thời gian tới, việc tích hợp này sẽ được hoàn thiện hơn khi thẻ căn cước mới ra đời” - bạn đọc TK nói.

Tích hợp thông tin vào thẻ căn cước

Trao đổi với PV, Luật sư Phan Mậu Ninh, Đoàn Luật sư TP.HCM cho biết thẻ căn cước là giấy tờ tùy thân chứa đựng căn cước và thông tin khác đã được tích hợp vào thẻ căn cước của công dân Việt Nam, do cơ quan quản lý căn cước cấp.

Luật sư Phan Mậu Ninh, đoàn Luật sư TP.HCM

Thẻ căn cước có giá trị chứng minh về căn cước, đồng thời các thông tin khác cũng sẽ được tích hợp vào thẻ căn cước của người được cấp thẻ để thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công, các giao dịch và hoạt động khác theo nhu cầu của công dân.

Luật sư cũng cho biết thêm, theo quy định tại Điều 22 Luật Căn cước, tích hợp thông tin vào thẻ căn cước là việc bổ sung vào bộ phận lưu trữ của thẻ căn cước những thông tin ngoài thông tin về căn cước và được mã hóa. Thông tin được tích hợp theo đề nghị của công dân và phải được xác thực thông qua cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành.

Những thông tin được tích hợp vào thẻ căn cước gồm thông tin thẻ bảo hiểm y tế, sổ bảo hiểm xã hội, giấy phép lái xe, giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết hôn hoặc giấy tờ khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định, trừ thông tin trên giấy tờ do Bộ Quốc phòng cấp.

“Việc sử dụng thông tin đã được tích hợp vào thẻ căn cước có giá trị tương đương như việc cung cấp thông tin hoặc sử dụng giấy tờ có chứa thông tin đó trong thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công, các giao dịch và hoạt động khác” - luật sư nói.

Cũng theo luật sư, người dân sẽ đề nghị tích hợp thông tin vào thẻ căn cước khi có nhu cầu hoặc khi thực hiện việc cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước.

Như vậy, khi Luật Căn cước có hiệu lực, người dân sẽ được tích hợp các thông như trên vào thẻ căn cước để làm các thủ tục hành chính, dịch vụ công...

Những thông tin được tích hợp vào ứng dụng VNeID trong thời gian tới

Hiện nay, ứng dụng VNeID đang được khai thác sử dụng các thông tin như Kiến nghị phản ánh ANTT, Hồ sơ sức khoẻ, Thông báo lưu trú, Ví giấy tờ, Cổng dịch vụ công quốc gia.

Trong đó, Ví giấy tờ đã tích hợp những thông tin: Đăng ký xe, Giấy phép lái xe, Bảo hiểm xã hội, Thẻ BHYT, Người phụ thuộc, Thông tin thuế, Hộ chiếu, Thông tin cư trú…

Thời gian tới ứng dụng VNeID sẽ được cung cấp thêm các tiện ích như: Thanh toán điện tử; An sinh xã hội; Đăng ký chứng minh thư số; Cấp tài khoản và sử dụng tài khoản định danh điện tử để đăng nhập ứng dụng các ngân hàng; Phối hợp giữa cơ quan công an và nhà mạng để cấp tài khoản định danh điện tử đồng thời đăng ký thuê bao di động.

Trong quá trình phối hợp làm việc, một số đơn vị cũng đề nghị Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội - Bộ Công an (C06) cấp thêm xác thực ví điện tử Epay, thu hộ thanh toán hoặc checkin tự động tại sân bay, hợp đồng điện tử, hệ thống tra cứu, kê khai dịch vụ hải quan.

Cán bộ Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội - Bộ Công an (C06)

Nguồn PLO

Tin cùng chuyên mục