Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Thông tin về tin nhắn hỏi tiêm phòng vaccine là tin giả
Chủ nhật: 19:04 ngày 29/08/2021

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTNO) - Tất cả những tin giả này đều đã được VAFC xác minh, trả lời và đề nghị người dân thận trọng, tỉnh táo trong việc tiếp nhận và chia sẻ các thông tin trên mạng xã hội, tránh làm phức tạp tình hình về dịch bệnh Covid- 19, vi phạm các điều cấm trên không gian mạng.

VAFC khẳng định nội dung thông tin nêu trên là giả mạo.

Hiện nay, trên mạng xã hội lan truyền tin nhắn với nội dung “Cảnh báo khẩn! Vừa rồi, đồng nghiệp của tôi nhận được một cuộc gọi hỏi rằng anh ấy đã được tiêm phòng chưa. Nếu anh ta đã được tiêm phòng, hãy nhấn phím 1; Nếu anh ta chưa được tiêm phòng, nhấn phím 2.

Kết quả là anh ta nhấn phím 1, điện thoại bị chặn và thông tin ngân hàng trực tuyến và thanh toán swk thường xuyên sử dụng của anh ta đều được chuyển. Mọi người cẩn thận nha. Nhanh tay chuyển đến cho nhiều người cùng biết; Chỉ cần bấm theo hướng dẫn của nó là trong 3 giây nó lấy đc hết thông tin tk ngân hàng, nó vô hiệu hoá điện thoại mình, máy chủ nó đkhien. Khi nó rút tiền ngân hàng nó nhắn mã OPT vào số đt của mình nhưng nó nhận đc, máy mình vô hiệu hoá”.

Ông Hoàng Xuân Liên- Chánh Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông (TTTT) cho biết, ngày 28.8, Sở TTTT đã nắm thông tin trên mạng xã hội bắt đầu lan truyền loại tin nhắn này và trong ngày 29.8, tin nhắn này lan truyền nhiều hơn. Qua kiểm tra, xác minh của Trung tâm Xử lý Tin giả Việt Nam (VAFC) khẳng định nội dung thông tin nêu trên là giả mạo.

VAFC khuyến cáo người dân và cộng đồng mạng không chia sẻ tin giả nêu trên, khi có yêu cầu hỗ trợ liên quan dịch bệnh hãy gọi ngay cho đường dây nóng của chính quyền địa phương, ngành y tế, công an và lực lượng chức năng khác. Vụ việc sẽ được chuyển cơ quan chức năng để xem xét, xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.

Liên quan đến thiên tai, dịch bệnh, VAFC còn cho thấy, thời gian gần đây có nhiều tin giả, như tin giả “Khẩu trang tái chế nhập lậu từ Trung Quốc vào Việt Nam nghi có chứa Covid”, tin giả về hình ảnh xác chết do Covid- 19 tại TP Hồ Chí Minh, tin giả về nguy cơ đóng cửa sân bay Nội Bài vì dân tiếp xúc ca nhiễm Covid- 19, tin giả về giờ giới nghiêm ở TP Hà Nội, giả mạo phát ngôn chỉ đạo chống dịch của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, tung tin sai sự thật về việc điều trị Covid- 19 tại nhà, thông tin giả về việc phong tỏa Hà Nội do Covid- 19 v.v…

Tất cả những tin giả này đều đã được VAFC xác minh, trả lời và đề nghị người dân thận trọng, tỉnh táo trong việc tiếp nhận và chia sẻ các thông tin trên mạng xã hội, tránh làm phức tạp tình hình về dịch bệnh Covid- 19, vi phạm các điều cấm trên không gian mạng.

Đại Dương

Tin cùng chuyên mục