Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Thủ tướng Đức Merkel tuyên bố EU không thể ngăn cản Dòng chảy phương Bắc 2
Thứ năm: 19:33 ngày 16/05/2019

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Ủy ban châu Âu sẽ không thể dừng việc xây dựng đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2 (Nord Stream 2), mặc dù đã thông qua Chỉ thị khí đốt mới của Liên minh châu Âu (EU).

Thủ tướng Đức Merkel tuyên bố EU không thể ngăn cản Dòng chảy phương Bắc 2.

Tuyên bố trên được Thủ tướng Đức Angela Merkel đưa ra trong cuộc phỏng vấn với tờ Handelsblatt. Bà Merkel nhấn mạnh: "Dự án gần như đã được phê duyệt hoàn toàn. Chỉ thị khí đốt mới mang đến cho Ủy ban châu Âu nhiều cơ hội hơn để ‘phản đối’. Tuy nhiên, chỉ thị sẽ không ngăn cản việc thực hiện dự án".

Thủ tướng Merkel gọi Ukraine là “điểm then chốt” trong việc xây dựng Dòng chảy phương Bắc 2. Và đã nhiều lần lưu ý rằng Berlin coi Dòng chảy phương Bắc 2 (Nord Stream 2) là dự án thương mại. Theo bà, Ukraine vẫn là một quốc gia trung chuyển khí đốt Nga sang châu Âu cho dù có sự xuất hiện của một đường ống dẫn khí mới.

Vào tháng Tư vừa qua EU đã phê chuẩn các sửa đổi đối với Chỉ thị khí đốt. Luật sẽ có hiệu lực vào ngày 23/5 tới. Đồng thời, các nước EU có thời gian 9 tháng để áp dụng các quy tắc mới vào luật pháp quốc gia mình.

Cụ thể, ngày 4-4, Nghị viện châu Âu (EP) đã phê chuẩn dự thảo sửa đổi chỉ thị khí đốt của EU, cho phép Brussels mở rộng khả năng kiểm soát các đường ống khí đốt ngoài khơi, đặc biệt là Dòng chảy phương Bắc 2. Các đại biểu đã bỏ phiếu áp đảo ủng hộ dự thảo tại phiên họp toàn thể EP.

Dự án khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2.

Dòng chảy phương Bắc 2 là dự án liên doanh giữa Tập đoàn Gazprom của Nga với 5 công ty của châu Âu. Khi hoàn thành (dự kiến cuối năm 2019), các đường ống này hàng năm sẽ chuyên chở 55 tỷ m3 khí đốt tự nhiên từ Nga tới các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) thông qua Biển Baltic đến Đức, không đi qua lãnh thổ Ukraine.

Dự án đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2 sẽ đi qua các vùng lãnh thổ và đặc quyền kinh tế của các quốc gia nằm ngoài khơi bờ biển Baltic - Nga, Phần Lan, Thụy Điển, Đan Mạch và Đức.

Nguồn Infonet

Tin cùng chuyên mục