Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Cảng cạn ICD và trung tâm dịch vụ Logistist
Thúc đẩy mạnh phát triển về kinh tế - xã hội cho tỉnh
Chủ nhật: 20:18 ngày 11/04/2021

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTNO) - Như bài báo trước chúng tôi đã nêu về 2 dự án cảng cạn ICD và trung tâm Logistisc được tỉnh chấp nhận chủ trương đầu tư tại Khu Kinh tế Mộc Bài (huyện Bến Cầu) và xã Hưng Thuận (thị xã Trảng Bàng) khi đi vào hoạt động sẽ thúc đẩy phát triển hoạt động xuất nhập khẩu tỉnh nhà. Tuy nhiên không chỉ mang lại lợi ích cho hoạt động xuất nhập khẩu mà còn thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh về nhiều mặt.

Hoạt động nhộn nhịn tại cảng ICD Cát Lái, thành phố Hồ Chí Minh ( ảnh minh họa), đây là chủ đầu tư cảng cạn ICD Mộc Bài.

DOANH NGHIỆP SẼ HƯỞNG LỢI NHIỀU TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU

Theo ông Ngô Trần Ngọc Quốc- Giám đốc Công ty vận tải xuất nhập khẩu Trần Quốc, việc các nhà đầu tư chọn Tây Ninh để đầu tư 2 cảng cạn ICD và Trung tâm Logistisc về cơ bản cảng cạn và cảng tổng hợp tại Hưng thuận (thị xã Trảng Bàng) và cảng cạn ICD Mộc Bài (huyện Bến Cầu) sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc phát triển kinh tế vùng.

Trong đó việc tỉnh tận dụng thủy nội địa và kết hợp đường bộ tăng sức phát triển kinh tế khu vực và giải quyết một số vấn đề chi phí lưu kho bãi hiện đang quá tải một số khu vực cảng thành phố Hồ Chí Minh và khu lân cận; là nơi trung chuyển, quá cảnh các nguồn hàng xuất khẩu giảm áp lực cho các cảng tại thành phố Hồ Chí Minh.

Đồng thời việc kết hợp hiệu quả các phương thức thủy bộ kết hợp sẽ giảm tải cho vận tải hàng hoá đường bộ, cũng như tăng sức cạnh tranh về giá xuất nhập khẩu hàng hóa khu vực, đây là điều mà doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu ở tỉnh được hưởng lợi không ít.

Điều quan trọng hơn, với việc ra đời của 2 cảng cạn ICD và trung tâm Logistics trong tỉnh sẽ tạo sự chú ý đầu tư và phát triển vùng, thuận lợi cho phát triển kinh tế địa phương cũng như giải quyết một lượng lao động lớn ở địa phương.

Theo liên doanh  TANIL - ILS – ASGL, sau khi có Quyết định chủ trương đầu tư và giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, liên doanh nhà đầu tư đã thành lập doanh nghiệp dự án là Công ty cổ phần logistics quốc tế Tây Ninh. Công ty là chủ đầu tư  “TRUNG TÂM LOGISTICS, CẢNG CẠN ICD VÀ CẢNG TỔNG HỢP TÂY NINH” tại xã Hưng Thuận (thị xã Trảng Bàng).

Máy soi Container của Hải quan kiểm tra hàng hóa làm thủ tục thông quan bên trong cảng ICD Cát Lái, thành phố Hồ Chí Minh

Theo đại diện Công ty cổ phần logistics Tây Ninh, trung tâm Logistics, cảng cạn ICD khi đi vào hoạt động với mục tiêu chung là sử dụng tối ưu hệ thống giao thông vận tải đường thủy nội địa quốc gia, tạo mạng lưới kết nối giao thông đồng bộ giữa các phương thức vận tải, nâng cao hiệu quả sử dụng mạng giao thông nội vùng và liên vùng; giảm áp lực trên các trục giao thông liên kết hành lang kinh tế, giảm thời gian, tiết kiệm chi phí chuyển tiếp hàng hóa xuất nhập khẩu trong khu vực với nhóm cảng biển số 5.

Tạo điều kiện thuận lợi để thu hút vốn đầu tư, góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng công nghiệp của tỉnh nói riêng và khu vực nói chung; phát triển công nghiệp phụ trợ, thu hút các ngành công nghiệp có công nghệ và hàm lượng chất xám cao, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ; tạo đà phát triển bền vững và lâu dài cho các ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

Điều đáng chú ý, dự án khi đi vào hoạt động sẽ hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội cấp vùng, cấp khu vực và cấp quốc gia thông qua đáp ứng hiệu quả dịch vụ hậu cần logistics, giải quyết công ăn việc làm, góp phần nâng cao đời sống của người dân trong vùng và khu vực lân cận.

GÓP PHẦN TRỰC TIẾP CHO HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI BỀN VỮNG

Theo Công ty TNHH Tân Cảng – Mộc Bài (Chủ đầu tư Cảng cạn ICD Mộc Bài), cảng cạn ICD là một khu vực/công trình kết nối đa phương thức vận tải nằm trong nội địa, cung cấp dịch vụ xếp dỡ, lưu kho tạm thời và làm thủ tục hải quan cho hàng container, kết nối bằng các phương thức vận tải khác nhau tới cảng biển.

Nói một cách dễ hiểu thì cảng cạn chính là 1 bộ phận mở rộng của cảng biển nhưng lại nằm hoàn toàn trong khu vực nội địa để đáp ứng nhu cầu thông quan hàng hóa. Cảng cạn ICD có sự gắn bó mật thiết với hoạt động cảng biển, cảng đường thủy nội địa… Nhờ có các cảng cạn nên  tỉnh sẽ giải quyết được tình trạng ùn ứ, tắc nghẽn tại các cảng biển và là yếu tố then chốt để việc thông quan hàng hóa trở nên thuận tiện và hiệu quả hơn.

Toàn cảnh cảng ICD Cát Lái

Do đó mục đích chính của cảng cạn ICD Mộc Bài là phát huy hiệu quả của vận tải container nội địa đối với vận tải đa phương thức quốc tế. Cảng cạn cũng có thể tạo ra lợi ích tiết kiệm chi phí khi làm tăng tỉ lệ container hóa.

Đồng thời thủ tục hải quan về xuất nhập khẩu hàng hóa có thể được hoàn tất tại cảng cạn và các công ty vận tải thường chỉ phát hành một vận đơn cho hàng hoá được vận chuyển từ cảng cạn của một nước đến cảng biển hoặc một địa điểm nào đó ở nước khác – đây là một trong nhiều lợi ích mà cảng cạn ICD mang lại.

Cảng cạn ICD Mộc Bài khi đi vào hoạt động ngoài việc phát huy hiệu quả của vận tải container nội địa đối với vận tải đa phương thức quốc tế. Cảng cạn cũng có thể tạo ra lợi ích tiết kiệm chi phí khi làm tăng tỉ lệ container hóa. Đồng thời thủ tục Hải quan có thể được hoàn tất tại cảng cạn và các công ty vận tải thường chỉ phát hành một vận đơn cho hàng hoá được vận chuyển từ cảng cạn của một nước đến cảng biển hoặc một địa điểm nào đó ở nước khác.

Xây dựng cảng cạn (cùng với các phương tiện bao gồm cả đường bộ và đường sắt) dẫn đến giảm chi phí vận chuyển và thời gian vận chuyển, dẫn đến thu hút đầu tư nhiều hơn đối với các khu vực xung quanh cảng cạn và đầu tư như vậy sẽ khuyến khích đầu tư hơn nữa về cơ sở hạ tầng bao gồm các cảng cạn và tiếp tục giảm chi phí vận chuyển và thời gian trung chuyển.

Đồng thời cảng cạn có thể góp phần trực tiếp đẩy mạnh sự phát triển vận tải đa phương thức và do đó giúp thay đổi phương thức vận tải từ đường bộ sang đường sắt, đường sông. Về khía cạnh này, thành lập cảng cạn có thể đóng góp trực tiếp cho vận tải bền vững.

Thông thường, hàng hóa muốn xuất nhập khẩu phải được tập trung tại cảng biển. Tuy nhiên vào từng thời điểm, hàng hóa có nhu cầu thông quan tăng lên cao, diện tích ở cảng biển bị giới hạn khiến số lượng ngày càng tăng, số lượng hàng ùn ứ tại cảng không còn đủ chỗ chứa. Chính vì vậy, cảng cạn ra đời sẽ làm mở rộng diện tích đáng kể cho cảng chính. 

Cảng cạn được xây dựng tại các khu vực nội địa không giáp biển, diện tích rất lớn và có đầy đủ các dịch vụ như phân loại, đóng gói, làm thủ tục hải quan, lưu trữ hàng hóa… giống như cảng biển chính.

Nhờ có cảng cạn, các hiện tượng như ách tắc hoặc chờ đợi để làm thủ tục sẽ được giải quyết. Chúng có vai trò tập kết hàng hóa, thông quan nội địa giúp các hoạt động xuất nhập khẩu, Logistics được hoạt động tích cực hơn.

Từ đó thúc đẩy thương mại quốc tế, giúp cho thương gia nội địa tiếp cận thị trường nước ngoài dễ dàng hơn. Do cảng cạn ICD có các chức năng kiểm tra và hoàn tất thủ tục hải quan cho hàng hóa xuất nhập khẩu bằng container như nhận và gửi hàng hóa vận chuyển bằng container; kho tạm chứa hàng xuất nhập khẩu và container; vận chuyển hàng container từ cảng cạn đến cảng biển; sửa chữa và bảo dưỡng container; đóng hàng vào và dỡ hàng ra khỏi container.

Do đó có thể thấy rằng việc chủ đầu tư chọn Mộc Bài và Hưng Thuận (thị xã Trảng Bàng) để mở cảng cạn ICD và trung tâm Logistisc cho thấy hiệu quả cao từ chính sách kêu gọi đầu tư của tỉnh. Và với việc cảng cạn ICD và trung tâm Logistisc ra đời sẽ thúc đẩy mạnh mẽ việc thu hút đầu tư của tỉnh, cũng như phát triển kinh tế xã hội trong thời gian tới.

Nhất là việc phát triển về kinh tế - xã hội tại các địa phương đặt cảng, người dân địa phương sẽ hưởng lợi nhiều khi các dự án đi vào hoạt động, trước mắt sẽ tạo nhiều công ăn việc làm cho người dân địa phương, thúc đẩy các hoạt động kinh doanh, dịch vụ của người dân địa phương. 

Mới đây UBND tỉnh họp xem xét thông qua Đồ án quy hoạch chi tiết Cảng cạn Mộc Bài (điều chỉnh quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 bãi tập kết, kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu tại cửa khẩu Mộc Bài).

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Ngọc kết luận, về cơ bản thống nhất, đồng thời đề nghị rà soát, bổ sung, hoàn thiện thêm những nội dung như khi triển khai phải bảo đảm hài hòa kiến trúc, cảnh quan; các điều kiện, tiêu chí về phòng cháy chữa cháy, môi trường, cấp thoát nước ở khu vực này.

Đối với đơn vị chủ đầu tư, sau khi quy hoạch được duyệt phải tiến hành đầy đủ các thủ tục có liên quan, tập trung nguồn lực để triển khai đồng bộ; quá trình quản lý phải bảo đảm vệ sinh môi trường, điều tiết các phương tiện qua lại một cách khoa học và hợp lý, tạo thành cảng cạn kiểu mẫu ở khu vực cửa khẩu.

THẾ NHÂN

data:
Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục