Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Tiến trình cơ thể thay đổi trong 24 giờ sau khi uống nước tăng lực
Chủ nhật: 16:24 ngày 06/01/2019

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Caffeine trong nước tăng lực xâm nhập vào máu chỉ 10 phút sau khi uống, 15 phút tiếp theo đạt nồng độ cao nhất.

Caffeine là chất kích thích phổ biến trong các loại nước uống tăng lực. Bác sĩ Phan Mỹ Hạnh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Sài Gòn, cho rằng thức uống tăng lực có thể mang lại cho bạn cảm giác tràn đầy năng lượng nhưng chỉ tạm thời. Chúng chứa khá nhiều caffeine giúp bạn có cảm giác sảng khoái tỉnh táo, song có thể mất ngủ vào ban đêm.

"Những người có tiền sử tiểu đường, tim mạch, cao huyết áp, mất ngủ, thừa cân béo phì, viêm gan không nên sử dụng nước tăng lực", bác sĩ Hạnh khuyên. 

Theo Medical News Today, lượng caffeine trong một lon hoặc chai nước tăng lực từ 80 đến hơn 500 mg. 

Caffeine xâm nhập vào máu trong vòng 10 phút sau khi uống nước tăng lực, làm tăng nhịp tim và huyết áp.

Trong 15-45 phút tiếp theo, nồng độ caffeine trong máu đạt cao nhất. Do đó, bạn sẽ cảm thấy tỉnh táo và tập trung cao độ.

50 phút sau khi uống, gan phản ứng bằng cách hấp thụ thêm đường vào máu.

Trong vòng 60 phút, tác dụng của caffeine bắt đầu giảm dần và bạn cảm thấy cơn mệt mỏi xuất hiện.

Cơ thể sẽ mất khoảng 5-6 giờ để giảm 50% lượng caffeine trong máu. Thời gian này có thể tăng gấp đôi với phụ nữ đang uống thuốc tránh thai.

Cơ thể bạn mất trung bình 12 giờ để loại bỏ hoàn toàn caffeine ra khỏi máu.

24 giờ sau khi uống, bạn có thể gặp những triệu chứng như đau đầu, khó chịu và táo bón. 

"Phụ nữ mang thai, người có tổn thương gan và đang uống một số loại thuốc có thể làm chậm tốc độ đào thải caffeine khỏi cơ thể", tiến sĩ Farrimond, nhà nghiên cứu thực phẩm ở Mỹ nói. 

Theo Farrimond, trẻ em và thanh thiếu niên có thời gian bán hủy caffeine dài hơn, có nghĩa caffeine tồn tại trong máu lâu hơn và ở mức cao hơn so với người lớn. Đây là lý do đồ uống chứa caffeine có thể gây vấn đề về hành vi và lo lắng ở trẻ em.

Nguồn VNE

Tin cùng chuyên mục