Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Tôi đi làm "cò đất" !
Thứ bảy: 09:17 ngày 10/04/2021

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTNO) - Theo số liệu của Văn phòng Đất đai tỉnh, từ ngày 1.1 tính đến 23.3.2021 số lượng hồ sơ thực hiện chuyển quyền sử dụng đất trên toàn tỉnh là 13.471 hồ sơ với diện tích 1.458,4ha. Từ số lượng hồ sơ chuyển quyền sử dụng đất trong gần 3 tháng đầu năm nhiều như vậy, dấu hỏi đặt ra liệu có “cơn sốt” đất tại Tây Ninh hay không ?

Do giá đất cao nên nhiều người tìm mua đất nông nghiệp để lén lút cất nhà dù bị biết rằng bị xử phạt ( ảnh minh họa)

COI CHỪNG DÍNH BẪY CỦA “ CÒ”

Với mong muốn tìm nghề tay trái kiếm thêm thu nhập, được người quen với thiệu người viết có dịp trao đổi với anh V, một đầu nậu chuyên đi mua các thửa đất lớn ở các vùng ven thành phố Tây Ninh và một số huyện lân cận, sau đó tách ra nhiều thửa nhỏ đế bán thì được biết, đúng là hiện nay có hiện tượng “sốt đất” diễn ra khi có nhiều người tìm mua đất nhưng chỉ với mục đích đầu cơ.

Điều đó giúp cho đội ngũ “cò đất” có đất để sống hiện nay.  Vì khi anh V phân lô ra bán, các “cò đất” được anh V giao trách nhiệm tìm khách hàng để bán với giá gốc anh V đưa ra và sẽ cho “ cò” được hưởng hoa hồng 2% số tiền bán. Trong trường hợp “ cò” bán cao hơn giá gốc thì “ cò” hưởng phần chênh lệch.

Tuy nhiên, để làm “cò” ngoài việc phải bỏ công sức quảng cáo trên mạng xã hội, chịu khó mời mọc dẫn khách đi và đặc biệt phải dẻo miệng để thu hút khách. Anh V cho rằng, nếu muốn làm “cò đất” phải chịu khó đi theo nhóm “cò đất" có nhiều kinh nghiệm để học hỏi, chứ 1 mình khó thành công lắm!

Qua tìm hiểu, thực ra thì thị trường bán đất lẻ sôi động thời gian qua, một phần do các tay “cò” thổi phòng thông tin lên để thu hút khách. Nào là quảng cáo đất bán nằm thuận lợi gần vị trí đất lên đô thị, có nhà đầu tư lớn đến tìm hiểu để triển khai dự án….nhưng không hề có bất cứ “cò đất” nắm được nhà đầu tư lớn nào đầu tư ở đâu.

Thậm chí có trường hợp rao bán đất nông nghiệp, đất lúa chuyên dụng…nhưng để khách hàng tin tưởng các “cò” còn đưa ra thông tin là khu vực trên sắp được quy hoạch chuyển sang đất ở dù việc cơ quan có thẩm quyền có quy hoạch hay không bản thân “cò” không biết được.

T, một “cò đất” khi rao bán các thửa đất nông nghiệp cho khách hàng ở khu vực phường Ninh Thạnh, thành phố Tây Ninh cho rằng dù là đất nông nghiệp cặp bờ kênh nhưng tương lai chỉ vài năm sau đất đó sẽ tăng giá trị lên gấp 10 lần, thậm chí 20 lần vì các nhà đầu tư lớn đang chuẩn bị đầu tư các dự án có quy mô lớn xung quanh núi Bà Đen.

Thế nhưng T cũng thật thà chia sẽ, nếu không quảng cáo như vậy khách hàng đâu có mua, phải đánh vào tâm lý ham lợi của khách hàng thì mới bán được đất. Còn khi bán được đất xong thì coi như “ hết xôi, rồi việc”.

Các thông tin hấp dẫn mà đội ngũ “ cò đất” đưa lên mạng xã hội để thu hút khách hàng (ảnh minh họa).

Sau này khách hàng có kiếm hỏi về thông tin cung cấp trước đó thì nó là do thay đổi hoặc tìm lý do nào đó hợp lý để giải thích với khách hàng. Hơn nữa khi bán đất cho khách hàng chỉ ràng buộc bằng miệng đâu có ký giấy tờ cam kết gì về cung cấp thông tin quy hoạch đâu mà sợ trách nhiệm !

ĐẤT GIÁ CAO DO NHIỀU NGƯỜI ĐẦU CƠ

Về vấn đề số lượng hồ sơ chuyển nhượng đất ngày càng cao, Anh Đ, một người từng công tác trong lĩnh vực đất đai sau đó ra kinh doanh đất đai gặt hái được một số thành công cho biết, cứ vào các mạng xã hội Facebook, Zalo…lập tức thấy ngay các thông tin quảng cáo của đội ngũ “ cò” quảng cáo bán đất.

Có khi một thửa đất nhưng rất nhiều cò cùng quảng cáo rao bán trên mạng mà “cò” nào cũng nói là liên hệ chính chủ. Còn việc các “ cò” quảng cáo bán đất được trong ngày ký hợp đồng đặt cọc coi chừng đó là “chiêu” để thu hút khách hàng, chứ thực tế làm “cò đất” để bán một thửa đất hưởng tiền hoa hồng không phải là chuyển dễ dàng.

Theo quy luật ngầm, cứ mỗi thửa đất bán được, “cò” được hưởng 2% tổng số tiền hoa hồng, nên nếu trong một ngày “cò” chốt bán được 2, 3 thửa đất thì chắc “cò” nào cũng giàu sụ với công việc “làm việc nhẹ hưởng thu nhập cao” như “ cò” quảng cáo”.

Theo anh Đ, việc sốt đất là có thật nhưng không bền vững do phần đông người mua là để đầu cơ, chờ thời gian thuận lợi để bán kiếm lời, cho nên nhiều thửa đất được qua tay nhiều chủ, không hề được xây cất một công trình nào.

Thế nhưng không phải người nào đầu cơ cũng may mắn, không ít người mua đất rồi ôm luôn do không bán được. Mà bán lỗ thì chủ đất không bán, nên đất luôn ở giá cao, thực tế nhu cầu người dân mua đất cất nhà để ở thực sự chỉ khoảng 30%.

Chị H, một nhân viên ngân hàng cho biết, chị dành dụm được khoảng 200 triệu nên khi thấy thông tin đất phân lô, bán nền tại một xã ở huyện Tân Châu chị đã mua với hy vọng một thời gian sau sẽ sinh lợi. Tuy nhiên đến nay gần 2 năm chị rao bán nhưng vẫn không có người mua, thậm chí là bán bằng giá vốn.

Chi H cho biết, cứ nghĩ mua đất sẽ có lời ai dè đâu giờ mang phải “ dở khóc, dở cười” vì đất bán ra không được, trong khi chị hiện đang cần tiền để xử lý công việc.

Các thông tin hấp dẫn mà đội ngũ “cò đất” đưa lên mạng xã hội để thu hút khách hàng (ảnh minh họa)

KHÓ CHO NGƯỜI NGHÈO CÓ NHU CẦU CẤT NHÀ

Nguyên nhân giá đất cao là do giới đầu cơ và “cò” đẩy giá lên so giá trị đất thực tế. Chính vì thế, những gia đình có hoàn cảnh khó khăn gần như khó tiếp cận được. Từ đó nhiều người đánh liều mua đất nông nghiệp để cất nhà trái phép dẫn đến khó khăn trong công tác quản lý xây dựng của địa phương.

 Không ít trường hợp cất nhà trên đất nông nghiệp dù địa phương phát hiện đình chỉ xây dựng nhưng họ vẫn cố tình lén lút xây dựng do nhu cầu bức thiết về nhà ở. Đến khi cơ quan chức năng xử phạt buộc khôi phục lại hiện trạng thì mọi chuyện đã rồi, do hoàn cảnh người dân khổ quá nên chắc địa phương cũng không “nỡ tay” cưỡng chế !?

Việc chuyển nhượng đất đúng quy định pháp luật thì không có chế tài nào để buộc người dân không được chuyển nhượng mua bán. Thế nhưng trước tình hình “ sốt đất” bất thường như thời gian qua thì những người có ý định đầu cơ đất để hưởng lợi cũng cần phải bình tĩnh để tránh bị lôi kéo vào cơn sốt đất hiện nay. Bởi thực tế đã có không ít người giàu lên từ đầu cơ kinh doanh bất động sản, nhưng cũng không ít người đổ nợ vì đầu cơ bất động sản trong thời gian qua.

Thường Dân

Tin cùng chuyên mục