Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Tổng thống Trump nói về thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 3
Thứ hai: 20:44 ngày 22/04/2019

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Nói về khả năng tiến hành Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 3, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng mọi việc phải được giải quyết từng bước.

CNN của Mỹ dẫn nguồn tin ngoại giao Hàn Quốc cho biết, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in có một thông điệp mà Tổng thống Mỹ Donald Trump muốn gửi tới Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un.

Thông điệp này được gửi đến ông Moon Jae-in khi vị Tổng thống Hàn Quốc vừa có chuyến thăm Mỹ hồi đầu tháng 4-2019 trong nỗ lực làm "cầu nối" cho cuộc đàm phán hạt nhân giữa Mỹ và Triều tiên đang không đạt được tiến bộ nào.

Dù không tiết lộ nội dung cụ thể những nguồn tin này cho biết, thông điệp đề cập những vấn đề "có tầm quan trọng tới phương hướng hành động hiện nay, những việc có thể "dẫn tới một điều gì đó tích cực cho hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều".

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Trump.

Nguồn tin này cho biết thêm, liên quan tiến trình đàm phán hạt nhân, Tổng thống Hàn Quốc đã thể hiện quan điểm rất rõ ràng và đơn giản rằng dù là thỏa thuận lớn hay nhỏ, xấu hay tốt thì vẫn cần duy trì tiến trình này.

Về phần mình, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố ông sẵn sàng gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un tại Hội nghị thượng đỉnh lần 3 nhưng mọi kỳ vọng của cả 2 bên không thể giới quyết ngay được.

"Cuộc thượng đỉnh thứ 3 có thể diễn ra và phải theo từng bước, từng bước một chứ không phải một tiến trình nhanh chóng. Tôi chưa bao giờ nói nó sẽ nhanh", Reuters dẫn lời ông Trump nói.

Đặc biệt, ông cũng không loại trừ khả năng tham gia thượng đỉnh 3 bên với cả ông Kim lẫn ông Moon Jae-in. Những thông tin được đưa ra ngay khi các quan chức của Mỹ vừa bay đến Moscow để thảo luận với các nhà lãnh đạo Nga trước tin Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ có cuộc gặp thượng đỉnh với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un ngay trong tháng tư này.

Kết quả buổi làm việc của đoàn Mỹ được tóm tắt trong thông báo: "Đặc phái viên Mỹ về Triều Tiên Stephen Biegun đã có cuộc họp mang tính xây dựng với Thứ trưởng Ngoại giao Igor Morgulov.

Trong cuộc họp, ông Biegun và ông Morgulov đa thảo luận về mối quan hệ song phương của riêng từng nước với Triều Tiên, cùng với các nỗ lực để đạt được sự phi hạt nhân hóa cuối cùng hoàn toàn có thể kiểm chứng của Triều Tiên".

Cả 2 bên đã nêu ra một loạt vấn đề liên quan tới Triều Tiên mà Mỹ và Nga cùng có chung quan điểm, đồng thời cam kết duy trì đối thoại để làm cầu nối cho bất kỳ khoảng cách nào trên lộ trình phía trước.

Chuyến đến Nga bất ngờ của đoàn cấp cao Mỹ cho thấy, Washington cần có tiếng nói của Nga trong vấn đề Triều Tiên. Tuy nhiên, phía Triều Tiên cho rằng, nếu Mỹ muốn đạt được kết quả tích cực trong cuộc đàm phán sắp tới, Mỹ phải thay thế Ngoại trưởng Mike Pompeo bằng một nhà đàm phán cẩn thận và trưởng thành hơn.

KCNA dẫn lời ông Kwon Jong-gun, Vụ trưởng Vụ các vấn đề Mỹ thuộc Bộ Ngoại giao Triều Tiên, khẳng định bất cứ khi nào ông Pompeo tham gia, các cuộc đàm phán giữa Washington và Bình Nhưỡng đều diễn biến xấu đi và không mang lại bất cứ kết quả nào mặc dù đã đạt rất gần tới cái đích mà 2 bên mong muốn.

Yêu sách muốn thay người này của Triều Tiên không làm Mỹ nổi giận, ngược lại ngay sau khi thông tin của KCNA phát đi, Bộ Ngoại giao Mỹ đã có phản hồi. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ nêu rõ: "Mỹ vẫn sẵn sàng đàm phán một cách có tính xây dựng với Triều Tiên bất chấp quan điểm có phần chưa hiểu nhau giữa hai bên".

Nhìn vào những động thái trong ngày 18-4 vừa qua, có thể thấy cả ba bên Mỹ, Nga, Triều Tiên đang thể hiện nhiều dấu hiệu phức tạp hơn các ngôn ngữ ngoại giao thông thường được công bố ra truyền thông.

Mỹ là người chủ động tìm đến Nga để thảo luận trước khi cuộc gặp thượng đỉnh giữa ông Putin và ông Kim Jong-un diễn ra. Từ đó thể hiện Washington đã phải nhìn nhận thực tế rằng Moscow là tiếng nói có trọng lượng trong vấn đề hạt nhân tại Triều Tiên.

Trong khi đó, Triều Tiên đưa yêu cầu đổi người. Và đồng thời họ thử vũ khí chiến thuật mới, đe dọa các cuộc tập trận Mỹ - Hàn Quốc là tín hiệu chứng tỏ bản lĩnh kiên quyết, dứt khoát của mình. Điều này cho thấy Bình Nhưỡng đang có trong tay một điểm tựa để tự tin đưa ra các yêu cầu của mình.

Cùng với đó, Mỹ không lên gân đe dọa Triều Tiên, để ngỏ khả năng tiếp tục đối thoại đồng thời đại sứ Biegun đã lắng nghe tiếng nói của Nga trong vấn đề Triều Tiên. Điều đó cho thấy Washington có những thiện chí nhất định và xem ra Mỹ đã bớt áp đặt.

Chính vì vậy, những phức tạp trong việc phi hạt nhân bán đảo Triều Tiên đều đang xoay quanh Nga và Moscow đang chứng tỏ vai trò trung tâm của mình trong vấn đề này. Và cho đến thời điểm hiện tại, Mỹ không thể gạt Nga qua một bên để tiến hành đàm phán song phương với Triều Tiên.

Nguồn Đất Việt

data:
Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục