Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Kết thúc năm tài chính 2020:
Tổng thu ngân sách nhà nước tỉnh Tây Ninh đạt hơn 10.000 tỷ đồng
Thứ năm: 22:53 ngày 31/12/2020

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTNO) - Chiều 31.12, tại Cục thuế tỉnh Tây Ninh, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thành Tâm làm trưởng đoàn đã có buổi họp mặt với các đơn vị ngành Tài chính và hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh nhân ngày khóa sổ cuối năm 2020.

Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thành Tâm tặng hoa chúc mừng các đơn vị tài chính.

Tham dự còn có ông Huỳnh Thanh Phương- Phó Trưởng đoàn phụ trách Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đơn vị tỉnh Tây Ninh, ông Nguyễn Thanh Phong- Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Mạnh Hùng, Dương Văn Thắng, cùng các thành viên Văn phòng Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND tỉnh.

Ông Văn Tiến Dũng- Giám đốc Sở Tài chính nhận định, mặc dù thu NSNN chịu sự tác động của tình hình dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và thực hiện các chính sách miễn, giảm thuế, nhưng với sự quyết tâm cao cả hệ thống chính trị, sự nỗ lực của ngành thuế đã góp phần hoàn thành dự toán thu NSNN năm 2020.

Tính đến hết ngày 30.12.2020, tổng thu NSNN trên địa bàn ước thực hiện 10.022,4 tỷ đồng, đạt 100,2% so dự toán, tăng 4,4% so cùng kỳ. Trong đó, thu nội địa 8.943,2 tỷ đồng, đạt 96,7% so dự toán, tăng 10,9% so cùng kỳ và thu xuất nhập khẩu: 1.079,2 tỷ đồng, đạt 143,9% so dự toán, giảm 29,5% so cùng kỳ.9.170,7 tỷ đồng, đạt 99,1 % so dự toán, tăng 13,7% so cùng kỳ; thu xuất nhập khẩu 1.101,3 tỷ đồng, đạt 146,8% so dự toán, giảm 28% so cùng kỳ.

Trong năm 2020, trên địa bàn tỉnh có 1 Chi nhánh ngân hàng thương mại và 6 phòng giao dịch khai trương đi vào hoạt động. Lũy kế đến nay có 44 tổ chức tín dụng hoạt động, 194 ATM (tăng 06 máy), 629 POS (tăng 58 máy) so với năm 2019).

Ngành ngân hàng trên địa bàn đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ cho 297 khách hàng với tổng dư nợ 1.231 tỷ đồng (trong đó: 13 doanh nghiệp với tống dư nợ là 1.141 tỷ đồng). Miễn, giảm lãi vay và giữ nguyên nhóm nợ cho 2.555 khách hàng với tổng dư nợ 4.428 tỷ đồng (trong đó: 85 doanh nghiệp với tổng dư nợ là 2.222 tỷ đồng). Cho vay mới với lãi suất thấp hơn lãi suất trước dịch.

Riêng ngân hàng Chính sách xã hội đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho 95.106 khách hàng với tổng dư nợ là 497,6 tỷ đồng. Việc giảm lãi suất trong năm 2020 giúp cho các doanh nghiệp có cơ hội vay vốn với chi phí thấp hơn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, góp phần tăng trưởng kinh tế.

Dự kiến các chỉ tiêu năm 2021, tổng nguồn vốn huy động tăng 10%-12% so năm 2020. Dư nợ tăng từ 13%-16% so năm 2020. Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ dưới 3%.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Văn Thắng phát biểu chúc mừng các đơn vị tài chính.

Thay mặt lãnh đạo tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Văn Thắng chúc mừng các đơn vị đã nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ được giao, góp phần tạo nên bức tranh kinh tế năm 2020 cho tỉnh Tây Ninh. “Với những kết quả đạt được, tôi đánh giá cao những đóng góp tích cực của ngành ngân hàng với vai trò vừa là nguồn lực, vừa là động lực để phát triển nền kinh tế địa phương, nhất là đáp ứng nguồn vốn cho phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống, hỗ trợ doanh nghiệp kịp thời trong tình hình dịch bệnh”- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Văn Thắng nhận định.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị, từ kết quả đạt được thu NSNN năm 2020, các sở, ngành và huyện, thị xã, thành phố tiếp tục phát huy những kết quả đạt được để hoàn thành dự toán thu NSNN năm 2021 là 10.500 tỷ đồng. Đây là năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ tỉnh, cũng là năm cuối của giai đoạn phân cấp ngân sách 2017-2021, góp phần phấn đấu thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của Nghị quyết Đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025.

Ông Nguyễn Thanh Phong-Phó Chủ tịch HĐND tỉnh tặng hoa chúc mừng đại diện các ngân hàng trên địa bàn tỉnh.

Phấn đấu các nguồn thu ngày một ổn định thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh; đồng thời, cũng tạo tiền đề, nền tảng cho sự phát triển toàn diện kinh tế - xã hội của địa phương trong những năm tiếp theo, đảm bảo tái cơ cấu thu - chi ngân sách theo hướng đổi mới và tích cực, giảm chi thường xuyên, tăng chi đầu tư phát triển, tiến tới đảm bảo tự cân đối chi thường xuyên vào năm 2023 và tự cân đối ngân sách địa phương vào năm 2025.

Tâm Giang

Tin cùng chuyên mục