Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Bộ Tư pháp:
Trả lời cử tri Tây Ninh về việc cấp lại bản chính giấy khai sinh và giấy chứng nhận kết hôn
Thứ tư: 12:18 ngày 02/05/2018

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTN) - Trước đây, do yếu tố lịch sử (hệ quả của chiến tranh, thiên tai), nhiều người dân không bảo quản được giấy khai sinh (bản chính) nên Nghị định số 158/2005/NÐ-CP ngày 27.12.2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch có quy định thủ tục cấp lại bản chính giấy khai sinh để tạo thuận lợi cho người dân có được giấy tờ hộ tịch quan trọng này.

Cử tri Tây Ninh kiến nghị, theo khoản 1 Ðiều 24 Nghị định số 123/2015/NÐ-CP ngày 15.11.2015 của Chính phủ, điều kiện đăng ký lại khai sinh, khai tử, kết hôn quy định: “... sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch đều bị mất thì được đăng ký lại”. Tuy nhiên, trong thực tế, người dân bị mất bản chính, muốn xin cấp lại bản chính thì không được cấp lại. Vấn đề này gây rất nhiều khó khăn cho người dân khi đi giao dịch với những những đơn vị có yêu cầu xuất trình bản chính để đối chiếu (các cơ quan ngoại giao nước ngoài, trường học). Cử tri đề nghị Bộ Tư pháp xem xét.

Kiến nghị của cử tri được Bộ Tư pháp trả lời như sau:

Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc, có ý nghĩa quan trọng, nên mỗi cá nhân có trách nhiệm bảo quản và giữ gìn để sử dụng sau này. Trước đây, do yếu tố lịch sử (hệ quả của chiến tranh, thiên tai), nhiều người dân không bảo quản được giấy khai sinh (bản chính) nên Nghị định số 158/2005/NÐ-CP ngày 27.12.2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch có quy định thủ tục cấp lại bản chính giấy khai sinh để tạo thuận lợi cho người dân có được giấy tờ hộ tịch quan trọng này. Tuy nhiê

n, việc thực hiện quy định trên cũng đã tạo ra tâm lý không coi trọng, giữ gìn giấy khai sinh (vì cho rằng mất sẽ được cấp lại), nhiều trường hợp xin cấp lại nhiều lần, có trường hợp không mất cũng xin cấp lại, dẫn đến việc một người có nhiều bản chính giấy khai sinh.

Theo quy định của Luật Hộ tịch, sau khi cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc được đưa vào vận hành, người dân có thể làm thủ tục cấp Trích lục khai sinh (bản sao), Trích lục kết hôn (bản sao) ở bất kỳ cơ quan đăng ký hộ tịch, cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử nào, không phụ thuộc vào nơi đăng ký khai sinh trước đây và nơi cư trú; thời gian giải quyết sẽ được thực hiện nhanh chóng, thuận lợi.

Trích lục khai sinh (bản sao), Trích lục kết hôn (bản sao) có giá trị tương đương giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết hôn (bản chính), và sẽ có đầy đủ các thông tin cập nhật (bao gồm các thông tin được điều chỉnh do thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc của chính người được đăng ký khai sinh và cha, mẹ; thông tin thay đổi về quốc tịch (nếu có).

Do vậy, để khẳng định giá trị của giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết hôn... nâng cao ý thức của người dân đối với giấy tờ hộ tịch, hạn chế các tồn tại trong việc cấp, quản lý, sử dụng giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết hôn, Luật Hộ tịch, Nghị định số 123/2015/NÐ-CP ngày 15.11.2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều, biện pháp thi hành Luật Hộ tịch đã không quy định thủ tục cấp lại bản chính giấy khai sinh cũng như giấy chứng nhận kết hôn.

Hy Uyên

Từ khóa:
Tin cùng chuyên mục