Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Trăm năm, một chiếc cầu Quan
Thứ tư: 10:55 ngày 13/11/2024

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTN) - Cầu tre hay cầu sắt thì người Tây Ninh nay cũng không còn mấy người nhớ nữa. Bởi vì những tấm ảnh của chúng nay chỉ còn là tư liệu hiếm hoi trong sách xưa hay các bảo tàng.

Xây lắp cầu Quan mới.

Vậy thì hình ảnh ấn tượng, gây nên nhiều niềm tự hào và thương nhớ của người Tây Ninh hẳn là chiếc cầu được xây dựng năm 1924, bằng bê tông cốt thép hẳn hoi. Thứ vật liệu còn quý hiếm, ngay cả ở bên nước Pháp thời điểm đó. Đến nay, cho dù đã có thêm nhiều cây cầu đẹp và hiện đại khác nhưng cầu Quan vẫn chiếm vị trí thứ nhất trong lòng dân phố Tây Ninh.

Thương nhớ thế, nên đến năm 1999, khi cầu Quan đã tồn tại 75 năm, hết niên hạn sử dụng, mà người Tây Ninh vn không n phá b (đã có văn bn ca cơ quan AKROF gi sang thông báo cu hết hn s dng).

Rồi cũng không thể chần chừ được nữa! Đến năm 2012 khi khảo sát đã thấy các trụ móng cầu trơ ra các lớp sạn sỏi xám đen. Trên các dầm cầu, nhiều đoạn bê tông đã bong tróc, lộ ra bộ khung cốt thép gỉ sét. Xe lớn chạy qua đã thấy rung rinh cả mặt cầu. Các phương án được đưa ra. Và cuối cùng, phương án được chọn là phá bỏ toàn bộ cầu cũ để xây cầu mới. Cho đến lúc ấy thì chỉ còn thiếu 12 năm nữa là cầu tròn trăm tuổi.

Biết bao thế hệ người Tây Ninh đã coi hình ảnh cây cầu cũ là biểu tượng của thành phố Tây Ninh, do vậy mà phương án thiết kế cầu mới- cho dù hiện đại, vẫn phải giữ được cầu Quan trong ký ức. Đấy là hình ảnh 3 nhịp cầu, với 6 vài hình vành trăng khuyết, cong cong như nhịp cầu Tràng Tiền ngoài Huế. Và tất nhiên, vài cầu chỉ một màu trắng quen thuộc, như đã từ bao năm soi bóng rạch Tây Ninh.

Còn nhớ ngày 17.2.2012, chỉ sau Valentine đúng 3 ngày, những nhát búa đầu tiên của cây cần cẩu đã nện xuống mặt bê tông cầu. Với đa số người túm tụm đến xem thì đấy là tiếng reo vui của một công việc thay cũ đổi mới quan trọng. Nhưng với một số ít hơn, thì tiếng máy gầm vang, tiếng đục chát chúa lại như xoáy vào lòng một niềm tiếc nhớ. Người tiếc nhớ nhất, có lẽ là cư dân sống trong khu phố cũ phường 2, cả hai phía tả và hữu con rạch. Trong đó hẳn là có bác Lữ Thập Linh, kỹ sư của Ty Công chánh chế độ cũ.

Ông từng kể với niềm tự hào rằng cây cầu Quan là công trình đầu tiên ở Tây Ninh được sử dụng xi măng làm bê tông cốt thép. Xi măng và thép phải từ nước Pháp chở qua. Sau năm 1954, chính ông Lữ Thập Linh được giao nhiệm vụ thường xuyên kiểm tra và tu sửa cầu khi cần thiết. Đến năm 2012, sau 88 năm, khi phá dỡ người ta mới biết bê tông thời ấy được đúc bằng cát, sỏi và xi măng vẫn cơ bản giống bê tông ngày nay.

Chỉ khác là không phải bằng đá 1x2, mà bằng sỏi (sạn). Khi những vụn vỡ được phá ra, toàn thấy một loại sỏi trắng hoặc vàng còn tươi mới. Mà sao khi cố kết cùng xi măng, nó vẫn cứng chắc đến vậy? Sau nhiều nhát đục khoan bằng cả một cỗ máy đào hiện đại mà mặt cầu vẫn trơ trơ.

Cầu Quan mới, năm 2013

Cũng xin kể tiếp vài thông số cơ bản của cây cầu cũ. Nó nhỏ hơn cầu hiện tại. Lòng cầu chỉ có 5m, hai bên có thêm lối đi dành cho người đi bộ, cũng chỉ rộng 1m. Kết cấu quan trọng nhất chính là 2 giàn cầu, với hình dáng cong, có những cây chống đứng, cây xiên ở bên trong.

Chính 2 giàn cầu, với mỗi giàn 3 nhịp đã làm thành kết cấu chịu lực của toàn cầu. Điều này hoàn toàn khác với kết cấu cầu Quan mới. Kết cấu mới là các dầm hộp ứng suất trước chịu lực, mỗi dầm có bản mặt rộng 1,3m và dài 21m. Các dầm hộp sẽ xếp khít liền nhau trên các cây dầm và cong-xon vươn ra từ trụ móng cầu.

Rồi sau đó, người ta mới đúc các thanh giàn để gắn lên trên, tái tạo hình dáng cây cầu cũ. Lòng cầu nay đã rộng tới 8m, hai hành lang cho người đi bộ cũng rộng hơn 2m. Toàn bộ mặt cầu nay, do 33 cây dầm hộp tạo nên có bề rộng 14,3m, chỉ có bề dài mặt cầu 63m, như xưa.

Lại nhớ! Có lẽ cảm thông với niềm mong nỗi nhớ của bà con dân phố Tây Ninh, nhất là dân phố Gia Long cũ nên các nhóm thợ góp sức xây cầu đều ra quân nhanh, hiệu quả nhiệt tình. Như nhóm thầu phá dỡ cầu của ông Chín Nhanh, người nay có một xưởng chuyên làm nhà gỗ ở đầu cầu Thái Hoà.

Nhớ, vì không ngờ cây cầu tưởng đã rệu rã và sập đến nơi mà vẫn kiên cố quá. Khi có yêu cầu, ông sai thợ mò tìm cho ra một mảnh bê tông giàn cầu có khắc số năm: 1924. Nhớ cả công ty ở Bình Dương, đã đúc toàn bộ dầm và giàn cầu tại Bình Dương lên lắp dựng ở Tây Ninh.

Cầu tre hay cầu sắt thì người Tây Ninh nay cũng không còn mấy người nhớ nữa. Bởi vì những tấm ảnh của chúng nay chỉ còn là tư liệu hiếm hoi trong sách xưa hay các bảo tàng. Cái cầu tre thời Trương Quyền chống Pháp thậm chí có khi chẳng còn cả ảnh. Chỉ còn ảnh chiếc cầu sắt, có lẽ là do người Pháp xây phục vụ cho công cuộc cai trị sau khi đã chiếm trọn 3 tỉnh miền Đông.

Ngày 11.11.2012 thì chiếc dầm hộp cuối cùng đã được lắp vào vị trí. Nhưng cũng phải tới Tết Nguyên đán 2013 thì dân phố mới tiếp tục được thong dong chạy xe máy qua cầu. Vậy là chỉ trong một năm, cu mi đã soi bóng mình trên rch Tây Ninh. Và, mi chuyn làm ăn, buôn bán trên ph Gia Long cũ lại được phục hồi, đông đúc hơn xưa.

Cầu Quan và chợ hoa xuân

Năm 2024 là vừa đúng 100 năm hình ảnh cầu Quan được tạc vào ký ức người và đất Tây Ninh. Ngoài chuyện Trương Quyền và Pô-Kum-Pô liên minh chống Pháp, lập công diệt giặc đầu tiên trong lịch sử, có trên đất Tây Ninh ngày 7.6.1866, thì những ký ức ấy còn là: Ngày 25.8.1945, lần đầu tiên có cuộc mít tinh tuần hành của rất đông người Tây Ninh đi giành lại chính quyền về tay nhân dân. Đoàn rầm rộ tiến qua cầu Quan, thị uy toà trụ sở hành chính và thành Săng-đá do quân Nhật đang chiếm đóng. Rồi, cuối năm 1946, khi quân Pháp bị quân ta chặn đánh, bị thua đau ở Bàu Cốp, Bàu Năng, chúng bắt một số người dân Bàu Cốp chặt đầu, đem “bêu” ở cầu Quan. Tưởng đâu đã trấn áp được phong trào cách mạng ở đô thị, ngờ đâu đến ngày 19.5.1947, lại có cờ và ảnh Bác Hồ xuất hiện sáng bừng trên nóc chợ, cách cầu chỉ vài chục mét. Đấy là cờ và ảnh do ông Võ Trí Dũng (lão thành cách mạng, nguyên Giám đốc Sở Văn hoá - Thông tin), năm ấy mới chưa đến tuổi 20, đã cùng đồng đội của mình treo và dán lên mặt chợ vào đêm 18. Cho đến 30.4.1975, lại có đoàn quân Giải phóng từ các căn cứ trên rừng về tiếp quản Tây Ninh. Cờ và hoa. Nước mắt và nụ cười. Tất cả đều còn trong các bức ảnh chụp hoặc tranh ký hoạ. Để mỗi khi thấy, lòng người lại xôn xao những kỷ niệm với cầu Quan.

Cũng không thể không nhớ về những chợ hoa xuân mỗi tết. Suốt một tuần cuối tháng Chạp, biết bao những trai thanh gái lịch đến du ngoạn. Cổng chợ liền với đầu cầu, nên nơi đây còn được rất nhiều người chọn chụp hình kỷ niệm. Còn với các nhà nhiếp ảnh, cây cầu cũng là lựa chọn số 1 để ghi nhận nét riêng có ở Tây Ninh, cho dù với máy cầm tay hoặc sau này là flycam bay tít trên cao.

Nhớ về biết bao tấm ảnh đã xem, nhưng đáng nhớ nhất là những tấm ảnh về cây cầu xưa, lúc còn có những hàng dừa soi bóng nước. Cây cầu xưa nhìn thanh mảnh lắm, không đường bệ vững chắc như cầu mới ngày nay. Và những hàng dừa cũng vậy. Thanh mảnh vươn lên hoặc nghiêng ra mặt nước. Có lẽ vì vậy mà chúng hợp nhau, sống động đến tưởng chừng có thể… trò chuyện cùng nhau.

Tiếc rằng, nay thì đã không còn một bóng dừa nào.

Bên cả hai phía cầu.

Trần Vũ

data:
Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục