Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Trẻ có thể di chứng não suốt đời nếu chủ quan với bệnh này
Thứ bảy: 12:22 ngày 20/01/2018

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Ranh giới giữa vàng da sinh lý và bệnh lý hết sức mong manh, nếu phát hiện muộn, trẻ có thể bị co giật, hôn mê, viêm não.

Sau 7 ngày, điều trị ít tác dụng

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai cho biết, vàng da sơ sinh xảy ra ở hầu hết trẻ do tăng bilirubin trong máu.

Nếu nhẹ sẽ là vàng da sinh lý, khi chỉ số bilirubin cao vọt lên là vàng da bệnh lý, tuy nhiên ranh giới rất mong manh, khó phát hiện do trẻ không có những dấu hiệu đặc hiệu, vẫn bú, ngủ bình thường.

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng

Với vàng da bệnh lý, thường xuất hiện ở trẻ sinh non, trẻ đẻ ngạt và các trường hợp bất đồng nhóm máu mẹ - con (ví dụ mẹ nhóm O, con nhóm A, B...) nhưng bị hoà vào nhau do quá trình co bóp sẽ làm vàng da nặng hơn và sớm hơn, có thể ngay 1-2 ngày đầu.

Theo PGS Dũng, ở trẻ sinh đủ tháng, có khoảng 25% phải chiếu đèn tối thiểu 24 giờ đầu sau sinh. Nếu để sau 7 ngày, khi da bé dày hơn, việc chiếu đèn ít tác dụng, do đó cần phát hiện sớm.

Khi trẻ có các biểu hiện lâm sàng điển hình như kích thích, giãy giụa, tăng trương cơ lực, ngủ li bì, kém phản xạ... khi đó chất bilirubin đã thấm nhiều vào não làm hại não, có thể khiến trẻ hôn mê, co giật dẫn đến hội chứng vàng da nhân não.

PGS Dũng cho biết, những trường hợp này điều trị rất khó khăn và ít hiệu quả. Các bác sĩ sẽ phải thay truyền máu liên tục để đẩy lượng bilirubin ra ngoài. Đây là phương pháp rất tốn kém nhưng trẻ vẫn có nguy cơ cao mắc các di chứng về thần kinh hết sức nghiêm trọng không thể phục hồi như viêm não, điếc, chậm phát triển về trí tuệ và vận động.

Ngoài ra hiện nay cũng đã có một số nghiên cứu chỉ ra mối tương quan giữa vàng da bệnh lý với bệnh tự kỷ.

Cách phát hiện vàng da

PGS Dũng cho hay, ở Nhật Bản, để đề phòng vàng da bệnh lý, dù em bé đẻ thường, đủ tháng vẫn được giữ tại bệnh viện đến ngày thứ 5 để theo dõi, một số nơi cho về nhà lúc 3 ngày nhưng luôn thông báo cho bác sĩ gia đình tại khu vực hàng ngày đến thăm khám.

Để phát hiện sớm vàng da bệnh lý trước 7 ngày đầu, PGS Dũng khuyến cáo cha mẹ cần theo dõi sát màu da của con dưới ánh sáng mặt trời, không nên quan sát dưới ánh đèn neon hoặc đèn thường vì sẽ khó phát hiện.

Trường hợp trẻ sơ sinh đang phải chiếu đèn tại khoa Nhi, BV Bạch Mai để điều trị bệnh vàng da.

Kế đó quan sát từ trên xuống dưới theo thứ tự trán – ngực – bụng – đùi – cẳng chân. Đầu tiên dùng ngón tay trỏ, ấn nhẹ lên lớp da trán để mạch máu giãn ra, giữ vài giây rồi bỏ ra và quan sát.

Nếu trán không vàng, không cần phải kiểm tra tiếp. Nếu trán vàng, tiếp tục kiểm tra vị trí trên xương ức. Cha mẹ dùng tay đè nhẹ rồi nhấc ra, quan sát.

Nếu trẻ chỉ vàng từ trán đến ngực thì không cần đưa đi khám, chỉ cần theo dõi ở nhà. Nếu trẻ vàng da đến bụng, đùi, cẳng chân thì bắt buộc phải đưa đến các BV Nhi hoặc chuyên khoa nhi để kiểm tra, ngay cả khi trẻ vẫn chơi, bú bình thường. Tại đây các bác sĩ sẽ đánh giá sâu hơn qua khám lâm sàng và xét nghiệm định lượng bilirubin/máu.

Thời gian vàng để điều trị hiệu quả cho trẻ mắc bệnh vàng da chỉ trong 7 ngày đầu sau sinh bằng biện pháp chiếu đèn hoặc phối hợp truyền dịch.

Khi chiếu đèn, chất bilirubin sẽ tự trung hoà dần. Với những trường hợp nặng có thể phải chiếu cả lưng và chiếu liên tục 24/24h, những trường hợp nhẹ chỉ cần 4 tiếng sẽ hết.

Nguồn Vietnamnet

Từ khóa:
Tin liên quan