Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Trẻ em được bảo vệ kiểu 'cha chung không ai khóc'
Thứ ba: 09:32 ngày 08/08/2017

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Luật sư Hoàng Tuấn Anh cho rằng nhiều cơ quan có chức năng bảo vệ trẻ em nhưng lại không có quyền hạn thực tế.

Việc bảo vệ trẻ em ở nước ta được quy định hẳn tại một luật - Luật Trẻ em. Trong 102 điều có 9 điều quy định trách nhiệm phối hợp trong việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em thuộc về các bộ, TAND và VKSND các cấp, các tổ chức xã hội...

Tựu chung lại, theo luật, trách nhiệm bảo vệ trẻ em thuộc về toàn thể xã hội không loại trừ tổ chức, cá nhân nào.

Bộ Luật Hình sự cũng coi trẻ em là đối tượng đặc biệt cần bảo vệ. Hầu hết các tội phạm quy định tại đây đều có đề cập đến tình tiết tăng nặng với kẻ gây tội nếu bị hại là người dưới 16 tuổi

Nhìn tổng thể, các chế định về bảo vệ trẻ em nói chung và vấn đề bạo hành trẻ em nói riêng ở nước ta tại thời điểm hiện tại là tương đối đầy đủ và hoàn thiện. Tuy nhiên trên thực tế, việc bảo vệ trẻ em dường như rơi vào tình trạng “cha chung không ai khóc”.

Chưa có cơ quan chuyên biệt nào được cấp đủ thẩm quyền để giám sát can thiệp, bảo vệ ngay lập tức với những hành vi xâm phạm trẻ em. Tất cả các cơ quan nêu trên đều có chức năng nhiệm vụ riêng và trẻ em chỉ là một trong số rất nhiều lĩnh vực, đối tượng mà họ có trách nhiệm giải quyết.

Bé trai bị nhiều vết tầm tím trên cơ thể, nhập viện trong tình trạng nguy kịch. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.

Đối với vụ án cháu bé trai gần một tuổi bị đa chấn thương, nghi do bạo hành, đang được cấp cứu tại Bệnh viện Nhi trung ương, sau khi khởi tố, thời hạn giải quyết vụ việc có thể kéo dài từ sáu tháng đến một năm.

Người phạm tội trong trường hợp này có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi cố ý gây thương tích, thuộc trường hợp “phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ”. Khung hình phạt từ sáu tháng đến ba năm hoặc tới 15 năm tù nếu tỷ lệ thương tật của trẻ cao hơn 11%.

Theo quy định tại điều 62 Luật Trẻ em, trẻ em cần chăm sóc thay thể khi mồ côi cả cha và mẹ, bị bỏ rơi, không nơi nương tựa, không thể sống cùng cha, mẹ vì sự an toàn của trẻ em; cha, mẹ không có khả năng bảo vệ, nuôi dưỡng trẻ em hoặc chính là người xâm hại trẻ em…

Đối chiếu vụ án này, cháu bé sẽ được áp dụng hình thức chăm sóc thay thế bởi mẹ cháu bé đang bị giam vì liên quan tới ma túy. Tuy nhiên, việc chọn người phải căn cứ các quy định và phụ thuộc vào hoàn cảnh thực tế của cháu bé.

Nguồn TTO

Tin cùng chuyên mục