Theo dõi Báo Tây Ninh trên
Có người nói: Sinh con dễ, nuôi con khó. Thực ra, sinh con cũng khó, chỉ là nuôi con còn khó hơn. Các bậc làm cha làm mẹ chắc chắn hiểu điều này hơn ai hết.
Ảnh minh họa
Có người nói: Sinh con dễ, nuôi con khó. Thực ra, sinh con cũng khó, chỉ là nuôi con còn khó hơn. Các bậc làm cha làm mẹ chắc chắn hiểu điều này hơn ai hết.
Ở hầu hết các gia đình, việc học hành của con cái luôn được coi là ưu tiên hàng đầu. Ngoài việc học ở trường, phụ huynh dù phải "thắt lưng buộc bụng" cũng sẽ tạo điều kiện cho con đi học thêm càng nhiều càng tốt, không chỉ là các môn chính như Văn, Toán, tiếng Anh mà cả các lớp phụ đạo: vẽ tranh, nhạc cụ, vũ đạo...
Tuy nhiên, nhiều bậc cha mẹ tỏ ra vô cùng thắc mắc vì sao con họ "tinh thông" đủ thứ từ piano đến cờ vua, từ nhảy nhót đến võ thuật mà tại sao các mối quan hệ xã hội của chúng vẫn không được như ý, hoặc khả năng quản lý cảm xúc của chúng không được tốt lắm. Tại sao lại có tình trạng này? Trên thực tế, đó là do cha mẹ đã bỏ quên một phần quan trọng trong việc giáo dục gia đình - nuôi dưỡng trí tuệ cảm xúc - EQ cho trẻ.
Nếu con bạn cũng rơi vào tình trạng này, bạn có thể dạy con bắt đầu bằng việc nói 3 câu như dưới đây:
1. "Mình có thể giúp gì cho bạn?"
Hầu hết những đứa trẻ hay nói câu này đều vui vẻ và sẵn sàng giúp đỡ người khác. Những đứa trẻ như vậy rất dễ hòa nhập với tập thể và rất được mọi người yêu mến, cha mẹ không phải lo lắng về vấn đề giao tiếp của con cái.
Cũng đừng lo lắng nếu con bạn ít nói câu này, bởi bạn có thể hướng dẫn trẻ từ từ, khuyến khích trẻ tham gia nhiều hơn, hỗ trợ nhiều hơn. Dần dần trẻ sẽ có cảm giác đạt được thành tựu và thấy mình học thêm được nhiều điều. Lúc này, trẻ sẽ tự nguyện giơ tay giúp đỡ người khác.
Ảnh minh họa
2. "Cảm ơn bạn"
Không ít đứa trẻ rơi vào tình trạng được người khác giúp đỡ xong chỉ biết quay người rời đi mà không hề nói lời cảm ơn, thậm chí không nở nổi một nụ cười. Nhiều phụ huynh thấy vậy nhưng chỉ cười xòa cho qua chứ không thực sự quan tâm và chỉ dạy lại con mình.
Lời khuyên cho các bậc cha mẹ là đừng xem thường câu "Cảm ơn" đơn giản, giữa nói và không nói sẽ có sự khác biệt rất lớn đấy. Bạn thử tưởng tượng và đặt mình vào vị trí mình giúp đỡ một người và người ấy không buồn cảm ơn bạn mà xem, bạn sẽ cảm thấy thế nào?
Câu "Cảm ơn" tuy ngắn nhưng có thể quản lý cảm xúc của một người rất tốt, trẻ em học được cách nói câu này chắc chắn sẽ được yêu mến.
3. "Mình có đề nghị là..."
Nếu trẻ học nói được câu "Mình có đề nghị là"/ Ý kiến của mình là..." có nghĩa là trẻ rất thông minh và có chính kiến. Cha mẹ nên khuyến khích con sử dụng mẫu câu này để giúp trẻ phát triển khả năng suy nghĩ độc lập và dũng cảm bày tỏ ý tưởng của mình. Điều này giúp ích rất nhiều cho việc trau dồi và nâng cao EQ của trẻ.
EQ là chỉ số có thể cải thiện được, chính vì vậy cha mẹ không nên nóng vội, hãy hướng dẫn và định hướng cho con mỗi ngày. Ngoài giáo dục qua giao tiếp, lời nói, cha mẹ cũng cần xây dựng môi trường tốt, chú ý phát triển EQ của chính mình để hỗ trợ con được tốt hơn.
Nguồn: Zhihu