Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Lộc Hưng:
Trồng kiểng lá - mô hình sản xuất mới cho hiệu quả cao
Thứ tư: 17:38 ngày 24/10/2018

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTN) - Trang trại hoa lan Phú Duyên của gia đình anh Cao Thanh Phú ở xã Lộc Hưng (Trảng Bàng) là mô hình sản xuất mới có quy mô lớn và đạt hiệu quả cao. Mới qua tuổi 40, nhưng anh Phú đã có một cơ ngơi bề thế.

Anh Phú giữa vườn cây kiểng bán lá.

Gọi là trang trại hoa lan nhưng trong khuôn viên trang trại rộng lớn này chỉ  toàn cây kiểng. Anh Phú giải thích, đây là vườn trồng cây kiểng bán lá. Còn vườn trồng hoa lan cắt cành (mokara) ở nơi khác (cũng trên địa bàn xã Lộc Hưng). Anh Phú quê ở thành phố Hồ Chí Minh, lên Trảng Bàng mua hoa lan cắt cành về bán từ gần 20 năm.

Thấy vùng đất Lộc Hưng thích hợp với cây lan, năm 2007, anh mua 2.000m2 đất ở ấp Lộc Tiến (xã Lộc Hưng) lập vườn trồng hoa lan cắt cành và gia nhập Hội Nông dân xã. Sau đó, anh tích luỹ vốn mua thêm đất, lập thêm nhiều vườn lan khác. Gia đình anh có 4 vườn lan trên địa bàn xã Lộc Hưng, với tổng diện tích 1 ha.

Thấy thị trường rất cần lá cây kiểng để làm phụ kiện kết hoa, cắm hoa, anh Phú vay thêm vốn ngân hàng, sang nhượng thêm đất, mạnh dạn đầu tư trồng các loại cây kiểng bán lá. Trang trại của gia đình anh Phú trồng 1,5 ha các loại cây kiểng bán lá như trúc bách hợp, trúc đốm, trúc huy hoàng, trúc sọc, ngũ gia bì, đinh lăng lá nhỏ, thiên môn, chổi lông gà, nguyệt quế Thái...

Theo anh Phú, trồng kiểng lá dễ làm, nhẹ chăm sóc, ít bị sâu bệnh. Ðặc biệt, trồng kiểng bán lá, người trồng hoàn toàn chủ động trong khâu thu hoạch, không phải lo “hoa nở, hoa tàn” như các loại hoa khác, cũng không phải lo trễ thu hoạch như lúa, hoa màu, cây trái...

Kiểng lá được gia đình anh Phú sang bán mỗi bó từ 5 đến 7 nhánh, với giá từ 7.000 đến 10.000 đồng tuỳ loại. Mỗi tuần, anh Phú thu hoạch lá kiểng hai lần. Chỉ tính riêng vườn cây kiểng bán lá, mỗi tháng gia đình anh Phú có thu nhập từ 20 đến 30 triệu đồng (đã trừ hết chi phí). Ở bìa ranh đất trồng cây kiểng, nơi xa dân cư, anh Phú xây chuồng nuôi heo nái và heo thịt để tăng thu nhập và tận dụng chất thải để bón cây kiểng, giảm giá thành.

Ông Trần Văn Lâu, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Lộc Hưng cho biết, trồng cây kiểng bán lá của anh Phú là mô hình mới ở xã, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Anh Phú là hội viên nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, nhiệt tình tham gia công tác Hội, cũng như các hoạt động xã hội và đóng góp cho các phong trào, các cuộc vận động... ở địa phương. Trang trại của gia đình anh Phú còn góp phần giải quyết được việc làm ổn định cho hơn 10 lao động ở địa phương.

D.H

Tin cùng chuyên mục