Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Trung Quốc thử nghiệm thủy phi cơ lớn nhất thế giới, bao quát Biển Đông
Thứ hai: 15:25 ngày 25/12/2017

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
AG600, máy bay lưỡng cư (hay còn gọi là thủy phi cơ) lớn nhất thế giới do Trung Quốc tự phát triển, đã thực hiện chuyến bay đầu tiên vào ngày hôm 24.12 từ sân bay Chu Hải, tỉnh Quảng Đông.

AG600 được xem là máy bay lưỡng cư lớn nhất thế giới - Ảnh: REUTERS

Đài truyền hình trung ương Trung Quốc đã phát trực tiếp quá trình chuẩn bị và cất cánh của AG600. Theo kế hoạch, máy bay sẽ tiến hành thử nghiệm vào đầu năm nay, tuy nhiên, vì những lý do không được tiết lộ, quá trình đã bị trì hoãn sau các bài kiểm tra mặt đất.

Theo Reuters, AG600 là sản phẩm của Tập đoàn công nghiệp hàng không Trung Quốc (AVIC). Phải mất gần 8 năm, dựa trên nguyên mẫu là chiếc Boeing 737 của Mỹ, AVIC mới hoàn tất việc phát triển loại máy bay có danh nghĩa được thiết kế để cứu hộ trên biển và chữa cháy rừng.

Được trang bị bốn động cơ tuabin, AG600 có thể mang 50 người trong các nhiệm vụ tìm kiếm và cứu hộ hàng hải, hoặc có thể hút 12 tấn nước trong vòng 20 giây khi thực hiện nhiệm vụ chữa cháy.

Tuy nhiên, tiềm năng của AG600 không chỉ đơn giản có như vậy. Truyền thông nhà nước Trung Quốc không giấu diếm khả năng loại máy bay này sẽ được sử dụng phục vụ cho các yêu sách chủ quyền vô lý của Bắc Kinh trên Biển Đông.

Ngay khi chiếc AG600 vừa nhấc mình khỏi đường băng, Tân Hoa xã, hãng thông tấn chính thức của Trung Quốc, đã gọi đó là sự bay lên của "tinh thần bảo vệ biển, hải đảo và các rạn san hô" của Trung Quốc.

Trong một bài báo hồi đầu tháng này, China Daily, một tờ báo chính thức khác ở Trung Quốc, đã trích dẫn nhận định từ Huang Lingcai, nhà thiết kế chính của AG600. 

Vị này tuyên bố AG600 có thể bay một vòng không cần tiếp liệu từ phía nam đảo Hải Nam đến bãi ngầm James - một rạn san hô và là điểm xa nhất trong yêu sách 9 đoạn của Trung Quốc trên Biển Đông. Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền với bãi James bất chấp nó nằm gần lãnh thổ phía đông của Malayasia và cách đảo Hải Nam hàng nghìn km.

Với tầm hoạt động khoảng 4.500km, trọng lượng cất cánh tối đa 53,5 tấn cùng khả năng cất cánh trên cả đường băng đất liền hoặc trên biển, AG600 sẽ nối dài cho tham vọng của Trung Quốc trong khu vực Biển Đông.

Các hình ảnh vệ tinh được công bố hồi đầu tháng này bởi Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (Mỹ) cho thấy Trung Quốc đã bắt đầu triển khai trái phép tiêm kích chiến đấu J-11 tại đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Tính đến thời điểm hiện tại, dù chưa chính thức đưa vào sản xuất hàng loạt, AG600 đã nhận được 17 đơn đặt hàng, chủ yếu từ các cơ quan chính phủ Trung Quốc.

Nguồn TTO

Tin cùng chuyên mục