Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Ứng dụng IoT giảm nhiễm khuẩn khi trồng nấm mối đen
Chủ nhật: 16:20 ngày 03/12/2023

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Doanh nghiệp ở TP HCM đặt hàng nhà khoa học nghiên cứu kỹ thuật trồng nấm mối đen ứng dụng công nghệ IoT giúp chủ động giám sát các chỉ số môi trường nên giảm bớt rủi ro nhiễm khuẩn của nấm, tăng năng suất.

Ông Trần Anh Tuấn, chủ trang trại nấm mối đen ở Củ Chi, cho biết hơn 3 năm trước ông hợp tác với các chuyên gia, nhà khoa học nghiên cứu kỹ thuật trồng nấm mối đen ứng dụng công nghệ IoT. Nấm được trồng trong thùng container 20 feet. Bên trong container sử dụng cảm biến nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, nồng độ CO2 giúp người quản lý theo dõi các chỉ số môi trường và điều khiển các thiết bị hoạt động phù hợp với từng giai đoạn phát triển của nấm.

Nấm mối đen trồng bằng công nghệ IoT. Ảnh: NVCC

Theo ông Tuấn, việc số hóa và lưu dữ liệu trồng, chăm sóc nấm giúp chủ trang trại xây dựng công cụ truy xuất nguồn gốc, hướng tới xuất khẩu nấm mối đen sang các nước.

Thông thường nấm mối đen rất dễ bị nhiễm khuẩn ảnh hưởng chất lượng, thậm chí nấm bị hỏng không cho thu hoạch khiến nông dân thua lỗ. Trước đây, khi sử dụng phương pháp trồng truyền thống, ông Tuấn từng phải bỏ hàng chục nghìn bịch phôi nấm vì bị nhiễm khuẩn. Khi ứng dụng IoT, tình trạng nhiễm khuẩn nấm giảm, nấm phát triển ổn định, tăng năng suất. Khi ứng dụng phương pháp IoT, năng suất đạt 0,22 - 0,25 kg mỗi bịch phôi (bình thường đạt 1,8 - 2 kg).

Năm 2022, ông Tuấn trồng nấm mối đen quy mô 20.000 bịch phôi thu về 4,8 tấn nấm tươi, đạt hơn 1,4 tỷ đồng. "Quan trọng nhất, giải pháp IoT giảm bớt tình trạng nhiễm khuẩn của nấm, giảm bớt thiệt hại cho nông dân", ông nói. Khi ứng dụng IoT có thể thiết lập các chỉ số môi trường tối ưu nhất, bổ sung các chỉ tiêu về nồng độ nitơ, kiềm... để tạo môi trường gần giống nấm trong tự nhiên, giúp tăng năng suất bằng cách rút ngắn thời gian chăm sóc, tăng số vụ thu hoạch trong năm.

Theo dõi và thiết lập các chỉ số môi trường trại nấm trên điện thoại. Ảnh: Hà An

Ông Phạm Văn Bình, Giám đốc công ty Agiconnect cho biết, công nghệ này giúp nông dân quản lý trại nấm mọi lúc mọi nơi, tiết kiệm nhân công lao động, dữ liệu thu thập được giúp quản lý rủi ro khi trồng, sản lượng nấm ổn định, không phụ thuộc vào thời tiết.

Theo tính toán, với quy mô đầu tư một nhà nấm rộng 50 m2 cho khoảng 5.000 - 6.000 bịch phôi, chi phí cho một bộ thiết bị IoT khoảng 15 triệu đồng. Ngoài thiết bị IoT, nông dân cần đầu tư cho nhà xưởng, giống, hệ thống làm lạnh, quạt, đèn led chiếu sáng, điện, nước... Ông Bình chia sẻ, tổng chi phí cho một kg nấm khoảng 113.000 đồng trên một vụ trồng kéo dài khoảng 4 - 5 tháng.

Theo thạc sĩ Phan Hữu Tín, Viện nghiên cứu công nghệ sinh học và môi trường, Đại học Nông lâm TP HCM, nấm mối đen là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao với giá thành mỗi kg từ 180.000 - 300.000 đồng tùy loại. Về kỹ thuật trồng, ông cho biết công đoạn khử trùng phôi là quan trọng nhất trong quy trình nuôi trồng nấm mối đen. Việc khử trùng sử dụng lò hấp với nhiệt độ 100 - 121 độ C giúp loại bỏ toàn bộ vi khuẩn còn sống trong bịch phôi, giúp nấm phát triển ổn định. Thời gian hấp ở nhiệt độ 100 độ C khoảng 10 - 12 tiếng và 5 tiếng nếu hấp nhiệt độ 121 độ C.

Về quy mô đầu tư lò hấp, ông Tín khuyên nông dân cần mua loại lò có công suất từ 2.000 bịch trở lên. Nếu sử dụng lò hấp công suất thấp sẽ phải hấp nhiều lần, không tận dụng được lao động, không gian nhà trống. Ngoài giá thể là mạt cưa cao su, nấm mối đen cần được bổ sung thêm cám bắp (5%), cám đậu nành (5%), đường (1%) khi đóng bịch để có dinh dưỡng phát triển nhanh.

Nguồn VNExpress

Tin cùng chuyên mục