Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Siết kỷ cương trong xây dựng pháp luật
Thứ ba: 11:38 ngày 14/09/2021

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Có những luật được ban hành và có hiệu lực từ năm 2019 nhưng đến nay vẫn nợ ban hành văn bản quy định chi tiết.

Chiều 13.9, tại phiên họp thứ ba, Thường vụ Quốc hội (QH) đã cho ý kiến đối với báo cáo của Chính phủ về tình hình thi hành hiến pháp, luật, nghị quyết của QH.

69 văn bản trái pháp luật về thẩm quyền, nội dung

Báo cáo trước Thường vụ QH, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho hay từ ngày 1-10-2020 đến 26-8-2021, Chính phủ, Thủ tướng và các bộ có nhiệm vụ xây dựng, ban hành 99 văn bản quy định chi tiết, đến nay đã ban hành 91 văn bản. Bên cạnh đó, Chính phủ, Thủ tướng và các bộ còn có nhiệm vụ xây dựng, ban hành 55 văn bản quy định chi tiết năm luật có hiệu lực từ ngày 1-1-2022.

“Việc xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết trong thời gian qua đã được thực hiện theo đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục luật định” - ông Long khẳng định.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại phiên họp. Ảnh: QH

Cũng theo ông Long, từ tháng 10-2020 đến tháng 7-2021, Bộ Tư pháp đã kiểm tra theo thẩm quyền 3.393 văn bản. Qua đó, bộ phát hiện và có kết luận, kiến nghị xử lý đối với 69 văn bản trái pháp luật về thẩm quyền, nội dung; năm văn bản không phải là văn bản quy phạm pháp luật nhưng có chứa quy phạm pháp luật. Trong các văn bản trái pháp luật đã phát hiện không có văn bản quy định chi tiết.

“Về phía Chính phủ, tại các phiên họp, Thủ tướng đã xem xét, nhắc nhở trực tiếp các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ để xảy ra tình trạng chậm ban hành văn bản quy định chi tiết, xác định đó là một trong những tiêu chí để lấy phiếu tín nhiệm đối với các thành viên của Chính phủ” - ông Long cho hay.

Trình bày ý kiến của cơ quan thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng nhận xét số văn bản nợ đọng có xu hướng giảm dần qua các năm và giảm tích cực hơn so với năm 2020 là 20 văn bản. Tuy nhiên, theo chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật, tình trạng chậm, nợ ban hành văn bản quy định chi tiết vẫn chưa được khắc phục triệt để.

“Trong những văn bản nợ, có những luật được ban hành và có hiệu lực từ năm 2019 nhưng đến nay vẫn nợ ban hành văn bản quy định chi tiết” - báo cáo thẩm tra nêu.

Việc xem xét xử lý trách nhiệm người đứng đầu cơ quan để xảy ra chậm trễ trong việc triển khai thi hành, ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành, Ủy ban Pháp luật đánh giá là “chưa nghiêm túc, chưa bảo đảm kỷ luật, kỷ cương trong thực thi nhiệm vụ”.

“Báo cáo chưa chỉ ra cụ thể việc xem xét xử lý trách nhiệm đối với người đứng đầu đã thực hiện như thế nào; giải pháp mà báo cáo nêu ra là chưa đáp ứng được yêu cầu” - Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng nói.

Đề nghị Chính phủ báo cáo việc thực hiện cơ chế đặc thù địa phương

Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch QH Vương Đình Huệ cho rằng báo cáo của Chính phủ nêu có 69 văn bản ban hành trái quy phạm pháp luật thì phải chỉ rõ địa chỉ, nguyên nhân và xử lý trách nhiệm thế nào.

Theo ông, việc chậm ban hành các văn bản quy định chi tiết lâu nay thường chỉ nhắc nhở, chưa xử lý.

“Đúng là có đưa vào làm một trong những tiêu chí lấy phiếu tín nhiệm nhưng khi lấy tín nhiệm thì có ai nghĩ tới chuyện ngành nọ, bộ kia nhanh chậm bao nhiêu đâu” - Chủ tịch QH nói.

“Đó mới là ban hành chậm, còn đây là ban hành trái pháp luật để người dân, doanh nghiệp thực hiện” - ông Huệ nói và cho rằng đã đến lúc phải xem xét trách nhiệm cụ thể.

Đáng chú ý, ông Huệ cũng đặt vấn đề: QH đã ban hành khá nhiều cơ chế đặc thù cho các địa phương nhưng tổ chức thế nào chưa thấy Chính phủ tổng kết, báo cáo. Trong khi đó, QH vẫn đang tiếp tục ban hành các chính sách cho những tỉnh khác.

Chủ tịch QH đề nghị Thường vụ QH xem xét, yêu cầu Chính phủ báo cáo riêng về triển khai các nghị quyết về chính sách đặc thù cho các địa phương. “Cần phải có báo cáo để rút kinh nghiệm và chỉnh sửa. Chứ ban hành rồi không thực hiện hoặc thực hiện không đồng bộ, không tốt thì không ra làm sao” - Chủ tịch QH nhấn mạnh.

Văn bản chậm ban hành lâu nhất là một năm năm tháng

Ông Hoàng Thanh Tùng, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của QH, dẫn số liệu cho thấy trong những văn bản quy định chi tiết đã ban hành, có 36 văn bản được ban hành đúng thời hạn (chiếm 39,56%) và 55 văn bản ban hành chậm (chiếm 60,44%).

Trong đó, văn bản chậm ban hành lâu nhất là một năm năm tháng, văn bản chậm ban hành ít nhất là bốn ngày. Số văn bản chậm nhiều nhất là nghị định (35/55 văn bản); cơ quan chậm ban hành thông tư nhiều nhất là Bộ Tài chính với bảy văn bản. 

Nguồn PLO

Tin cùng chuyên mục