Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Vaccine MERS có tiềm năng ngăn nhiễm nCoV
Thứ hai: 08:54 ngày 20/04/2020

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Các nhà nghiên cứu phát triển vaccine mới đối phó thành công với virus MERS trên chuột và hứa hẹn mang lại hiệu quả tương tự với nCoV.

Các nhà nghiên cứu phát triển vaccine mới đối phó thành công với virus MERS trên chuột và hứa hẹn mang lại hiệu quả tương tự với nCoV.

 

Mô hình 3D protein hình gai của nCoV. Ảnh: Sci Tech Daily.

Trong khi Covid-19 tiếp tục hoành hành trên khắp thế giới, nhiều phòng thí nghiệm đang gấp rút tìm kiếm biện pháp để ngăn chặn virus. Nhóm nghiên cứu quốc tế đứng đầu là tiến sĩ Kun Li ở Viện y sinh Pappajohn thuộc Đại học Iowa, Mỹ, mô tả một loại vaccine ngừa virus MERS (hội chứng hô hấp Trung Đông) có thể hiệu quả với cả nCoV trong báo cáo công bố trên tạp chí mBio hôm 7/4.   

Theo các nhà nghiên cứu, phương pháp hoạt động của vaccine này dựa trên một virus ARN gọi là virus parainfluenza virus 5 (PIV5) gây bệnh ho cũi chó nhưng vô hại đối với con người. Họ thêm vào một gene vào virus để tế bào nhiễm PIV5 có thể sản sinh protein hình gai. "Chúng tôi biết mọi người có tiếp xúc với PIV5, nhưng nó dường như không gây hại cho con người", bác sĩ chuyên khoa phổi kiêm chuyên gia về virus corona Paul McCray ở Đại học Iowa, thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết. "PIV5 không gây bệnh cho tế bào".  

Virus MERS không thể nhân lên ở chuột, vì vậy để kiểm tra vaccine, McCray phát triển mô hình chuột phỏng theo lây nhiễm ở người. Những con chuột được chỉnh sửa gene để biểu lộ DPP4, protein virus MERS sử dụng như cửa ngõ để xâm nhập tế bào của con người.

Kết quả thử nghiệm cho thấy một liều vaccine tiêm vào mũi khiến tế bào nhiễm PIV5 tạo ra protein, thúc đẩy phản ứng miễn dịch ở vật chủ động vật. 4 tuần sau khi dùng vaccine, những con chuột được cho tiếp xúc với một chủng virus MERS lây nhiễm nguy hiểm. Nhóm nghiên cứu cũng tiêm virus MERS cho nhóm chuột sử dụng loại vaccine PIV5 khác không có gene thúc đẩy sản sinh protein hình gai hoặc vaccine tiêm vào cơ chứa virus MERS bất hoạt.

Tất cả chuột miễn dịch bằng virus PIV5 đã chỉnh sửa đều sống sót sau khi nhiễm virus MERS. Ngược lại, nhóm chuột miễn dịch bằng PIV5 không có gene tạo protein hình gai đều chết. Vaccine chứa virus MERS bất hoạt chỉ bảo vệ 25% số chuột được tiêm. Chuột dùng vaccine này cũng có nồng độ eosinophil, tế bào bạch cầu báo hiệu tình trạng viêm, cao hơn mức trung bình.

Nghiên cứu cho thấy vaccine PIV5 đối phó hiệu quả đối với virus MERS ở chuột và có tiềm năng phòng ngừa những chủng virus corona nguy hiểm khác, trong đó có nCoV. McCray và đồng nghiệp đang tập trung nghiên cứu hiệu quả của vaccine mới với nCoV thông qua mô hình lây nhiễm trên chuột.   

Nguồn VNE (Theo Sci Tech Daily)

Tin cùng chuyên mục
Ý kiến bạn đọc
Báo Tây Ninh